Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được tác giả sáng tác khi đi qua vùng nào ở nước ta?
- A. Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận
- B. Vùng đồng bằng Bắc Bộ
- C. Vùng Quảng Bình, Quảng Trị
- D. Vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi
Câu 2: Ý nào không phải là mục đích của tác giả khi thể hiện hình tượng người đi trên bãi cát dài trong bài thơ?
- A. Để người đi trên bãi cát dài hiểu rõ mình hơn, từ đó tìm cho mình một con đường đúng đắn nhất.
- B. Để trình bày những suy nghĩ khác nhau của người đi trên bãi cát dài trước những vấn đề bức bối đang đặt ra.
- C. Để chứng tỏ người đi trên bãi cát dài - tác giả là người có suy nghĩ toàn diện sâu sắc.
- D. Để trình bày những tâm trạng, thái độ khác nhau của người đi trên bãi cát dài khi đứng trước các hoàn cảnh khác nhau.
Câu 3: Từ "đường cùng" trong câu "Hãy nghe ta hát khúc đường cùng" của Bài ca ngắn đi trên bãi cát có nghĩa ẩn dụ là gì?
- A. Con đường không có lối ra.
- B. Hoàn cảnh không thể khắc phục.
- C. Hoàn cảnh không thể tiến lẫn lùi.
- D. Hoàn cảnh khó khăn, bế tắc.
Câu 4: Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát, yếu tố nào không phải là yếu tố tả thực?
- A. Núi muôn trùng.
- B. Quán rượu.
- C. Bãi cát dài.
- D. Sóng muôn đợt.
Câu 5: Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần mang ý nghĩa tượng trưng cho:
- A. Một không gian rộng lớn
- B. Một không gian khó khăn, nhọc nhằn
- C. Một không gian làng quê
- D. Một không gian vắng lặng, bình yên
Câu 6: Ai là tác giả của bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát?
- A. Nguyễn Công Trứ.
- B. Cao Bá Quát.
- C. Nguyễn Khuyến.
- D. Tú Xương.
Câu 7: "Bãi cát" và "con đường" trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát tượng trưng cho:
- A. Những thử thách trong cuộc sống đối với tác giả và nhiều trí thức đương thời.
- B. Những cái đích mà tác giả và biết bao trí thức đương thời đang mơ ước vươn tới.
- C. Những nguy hiểm rình rập tác giả và những trí thức đương thời có cùng tư tưởng với ông.
- D. Con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của nhiều trí thức đương thời.
Câu 8: Câu thơ nào không góp phần khắc họa hình ảnh người đi đường - nhân vật trữ tình - nhà thơ trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát?
- A. "Tất tả trên đường đời".
- B. "Lữ khách trên đường nước mắt rơi".
- C. "Đi một bước như lùi một bước".
- D. "Mặt trời đã lặn, chưa dừng được".
Câu 9: Khi nói về "hạng người danh lợi" (Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát), trong lòng tác giả có nhiều mâu thuẫn. Ý nào sau đây không phải là một trong những mâu thuẫn ấy?
- A. Tác giả khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia nhưng lại chua xót nhận ra sự cô độc của mình.
- B. Tác giả cho rằng con đường mình đang đi là cao cả nhưng hầu như chỉ có mình mình đi trên con đường ấy.
- C. Con đường mà "hạng người danh lợi" đang đi là thấp hèn nhưng lại có vô số người theo.
- D. Tác giả vừa muốn đi tiếp con đường mà mình đã chọn, vừa muốn đi chung với con đường với "hạng người danh lợi".
Câu 10: sự liên kết logic giữa sáu câu thơ đầu trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát là:
- A. Giận mình cũng giống như người đời, phải bôn ba vì công danh.
- B. Nhìn đời để tự cười mình.
- C. So sánh mình và người đời để thấy mình hơn đời.
- D. Tự nhìn mình để cười đời.
Câu 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát được viết theo thể thơ:
- A. Lục bát.
- B. Thất ngôn.
- C. Song thất lục bát.
- D. Cổ thể.
Câu 12: Ý nào sau đây không đúng về nội dung thơ văn của Cao Bá Quát phản ảnh những điều gì?
- A. Bộc lộ tâm hồn phóng khoáng, một trí tuệ lấp lánh, tư tưởng khai sáng và phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
- B. Thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai của đất nước
- C. Niềm tự hào với lịch sử của dân tộc, tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương
- D. Tác giả phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ, kém phát triển.
Câu 13: Hình ảnh "bãi cát dài" trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát biểu tượng cho:
- A. Khát vọng của con người.
- B. Con đường công danh khoa cử.
- C. Sự vô nghĩa của đời người.
- D. Sự vô cùng của thiên nhiên.
Câu 14: Bài thơ ra đời trên đường Cao Bá Quát vào Huế dự thi. Với hoàn cảnh đó, bài thơ thể hiện suy nghĩ gì của tác giả?
- A. Con đường công danh chỉ dành cho người có ý chí.
- B. Con đường công danh thật gian khổ.
- C. Con đường công danh thật vô nghĩa
- D. Con đường công danh chỉ dành cho người có tài năng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thao tác lập luận so sánh
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca ngất ngưởng
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hầu trời
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Bản tin
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Câu cá mùa thu (Thu điếu)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Tải câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11