Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Kịch được hiểu như thế nào?

  • A. Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua các diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.
  • B. Là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.

Câu 2: Liệt kê những loại ngôn ngữ kịch?

  • A. Đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
  • B. Chỉ có đối thoại.
  • C. Đối thoại và độc thoại
  • D. Đối thoại và bàng thoại

Câu 3: Xét theo nội dung và ý nghĩa, kịch được phân ra thành mấy loại?

  • A. Bi kịch, hài kịch, chính kịch
  • B. Bi kịch, hài kịch
  • C. Kịch nói, ca kịch, kịch thơ

Câu 4: Trong kịch, qua lời thoại, tính cách nhân vật, những vấn đề mâu thuẫn cũng như cuộc sống xã hội hiện dần lên qua lời các nhân vật nói với nhau; lời nhân vật tự bộ lộ tâm tư, tình cảm của mình và lời nhân vật nói riêng với người xem. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 4: Xét về hình thức thể hiện, kịch được chia làm mấy loại?

  • A. Bi kịch, hài kịch, chính kịch
  • B. Bi kịch, hài kịch
  • C. Kịch nói, ca kịch, kịch thơ

Câu 5: Có ý kiến cho rằng, chính kịch ra đời trên nền tảng có thể bao gồm cả 2 nguyên tố bi và hài, nhưng không bị những nguyên tắc của 2 thể loại này ràng buộc. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Tác phẩm nào sau đây không phải là kịch?

  • A. Rô-mê-ô và Giu-li-ét
  • B. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
  • C. Lão Hà tiện
  • D. Đây thôn Vĩ Dạ

Câu 7: Khi đọc kịch bản văn học cần có những yêu cầu gì?

  • A. Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn
  • B.Tập trung vào lời thoại của các nhân vật
  • C. Phân tích hành động kịch
  • D. Nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của các tác phẩm
  • E. Tất cả các ý trên

Câu 8: Khái niệm của văn nghị luận?

  • A. Là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn về một vấn đề nào đó.
  • B. Là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân.
  • C. Là một thể loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.
  • D. Là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay con người trong cuộc sống.

Câu 9: Các thao tác lập luận nào thường sử dụng trong văn nghị luận?

  • A. Giải thích, phân tích, chứng tỏ, bác bỏ, so sánh.
  • B. Giải thích, phân tích, chứng minh.
  • C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  • D. Phân tích, miêu tả, biểu cảm, chứng minh.

Câu 10: Xét về nội dung luận bàn, văn nghị luận được chia làm mấy thể?

  • A. Văn chính luận, văn phê bình văn học.
  • B. Văn chính luận, văn miêu tả.
  • C. Văn chính luận, văn phê bình văn học, văn tự sự.
  • D. Văn miêu tả, văn tự sự.

Câu 11: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc văn nghị luận?

  • A. Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Tuyên ngôn độc lập.
  • B. Đại cáo bình Ngô, Chiếu cầu hiền, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • C. Đạo đức và luân lí Đông Tây, Một thời đại trong thi ca.
  • D. Vội vàng, Từ ấy, Tôi yêu em

Câu 12: Những yêu cầu khi đọc văn nghị luận là: Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó; nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng; cảm nhận tư tưởng, tình cảm; phân tích nghệ thuật lập luận; nêu khái quát giá trị của tác phẩm, nghị luận. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 13: Trong kịch, yếu tố nào thể hiện sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến logic, chặt chẽ, nhất quán?

  • A. Xung đột trong đời sống
  • B. Xung đột kịch
  • C. Hành động kịch
  • D. Nhân vật kịch

Câu 14: Trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia), xung đột kịch được thể hiện như thế nào?

  • A. Xung đột giữa tình yêu của đôi nam nữ thanh niên với mối hận thù giữa hai dòng họ, xung đột ấy căng thẳng, khốc liệt dẫn tới kết cục bi thảm đó là hai người yêu nhau phải chết.
  • B. Xung đột giữa tình yêu nam nữ thanh niên với quan niệm xã hội hà khắc, chênh lệch tầng lớp khiến hai người yêu nhau không thể đến được với nhau.
  • C. Xung đột giữa tình yêu nam nữ thanh niên với sự xuất hiện của một người con gái khác xen vào.

Câu 15: Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, xung đột kịch được thể hiện là gì?

  • A. Xung đột kịch diễn ra đồng thời ở hai lớp: giữa văn hóa và bản năng, giữa sự thống nhất cá thể và sự khập khiễng cá thể – vay mượn hình hài.
  • B. Xung đột giữa sự sống và cái chết.
  • C. Xung đột giữa hạnh phúc bản thân và hạnh phúc của cả một gia đình.
  • D. Xung đột giữa quá khứ và hiện tại
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận


  • 17 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021