Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Phong cách ngôn ngữ chính luận. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Chính luận là:

  • A. nghị luận.
  • B. phong cách chức năng ngôn ngữ.
  • C. thao tác tư duy.
  • D. một kiểu bài làm văn.

Câu 2: Nhận định nào đúng?

  • A. Văn bản nghị luận là văn bản chính luận
  • B. Văn bản chính luận là một loại văn bản nghị luận
  • C. Văn bản chính luận hoàn toàn khác văn bản nghị luận
  • D. Văn bản nghị luận là một văn bản chính luận

Câu 3: Nhận định nào không đúng?

  • A. Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các loại văn bản: tuyên ngôn, bình luận thời sự, xã luận.
  • B. Ngôn ngữ chính luận tồn tại trong cả dạng nói và viết
  • C. Ngôn ngữ chính luận dùng để trình bày, bình luận, đánh giá, những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn háo, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.
  • D. Ngôn ngữ chính luận chủ yếu dùng trong các văn bản nghị luận văn học.

Câu 4: Loại văn bản nào sau đây không thuộc thể loại văn bản chính luận?

  • A. Các cương lĩnh; tuyên bố, tuyên ngôn
  • B. Các bài bình luận, xã luận
  • C. Các bài tùy bút, kí sự, tiểu thuyết
  • D. các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị

Câu 5: Đặc trưng nào sau đây không có trong văn bản chính luận

  • A. Tính công khai về quan điểm chính trị
  • B. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:
  • C. Tính truyền cảm, thuyết phục
  • D. Tính tập thể, gắn với đời sống sinh hoạt nhân dân

Câu 6: Loại văn bản trình bày quan điểm của tờ báo về một vấn đề thời sự quan trọng, thường đăng ở trang nhất là loại văn bản chính luận nào sau đây?

  • A. Tuyên ngôn
  • B. Tham luận
  • C. Xã luận
  • D. Bình luận thời sự.

Câu 7: Loại văn bản nhằm đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề, thường là xã hội, chính trị xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm là loại văn bản chính luận nào sau đây?

  • A. Tuyên ngôn
  • B. Tham luận
  • C. Xã luận
  • D. Bình luận thời sự.

Câu 8: Văn bản chính luận sử dụng các phương tiện diễn đạt đặc trưng nào?

  • A. Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị
  • B. Câu văn có kết cấu chuẩn mực, hệ thống lập luận rõ ràng, logic; ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
  • C. Sử dụng biện pháp tu từgiúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, sinh động.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Mục đích của văn bản chính luận là

  • A. thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.
  • B. Lôi kéo người đọc, người nghe ủng hộ quan điểm mà các cá nhân hoặc tổ chức nêu ra
  • C. thuyết phục người đọc ủng hộ bằng những dẫn chứng hùng hồn, cảm xúc chân thực của người viết
  • D. thuyết phục người đọc, người nghe bằng những quan điểm chính trị đúng đắn

Câu 10: Tác phẩm nào sau đây không phải là văn bản chính luận?

  • A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Hồ Chí Minh).
  • B. Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh).
  • C. Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh).
  • D. Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận


  • 35 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021