Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Khóc Dương Khuê. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” là của tác giả nào sau đây?
- A. Phan Bội Châu
- B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
- C. Trần Tế Xương
- D. Nguyễn Khuyến
Câu 2: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về nhà thơ Nguyễn Khuyến?
- A. Dương Khuê là bạn thân của Nguyễn Khuyến.
- B. Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm.
- C. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ.
- D. Bài thơ được viết dành tặng người bạn tri kỉ chuyển đến sinh sống ở một nơi xa.
Câu 3: Câu nào sau đây nói không chính xác về Dương Khuê?
- A. Sinh năm 1839, mất năm 1902 người làng Vân Đình, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông cũ (nay là Hà Tây).
- B. Đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1868) - niên hiệu Tự Đức 21.
- C. Sau khi thi đỗ làm quan đến chức Tổng đốc Ninh Bình và Nam Định, hàm Thượng thư.
- D. Khi Pháp xâm lược, ông về quê quy ẩn.
Câu 4: Dòng nào dưới đây đúng với trường hợp bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến?
- A. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Nôm và Nguyễn Du dịch sang chữ Hán.
- B. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán và được Trần Tế Xương dịch sang chữ Nôm
- C. Nguyễn Khuyến viết băng chữ Hán và tự dịch sang Nôm.
- D. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán và Đoàn Thị Điểm dịch.
Câu 5: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?
- A. Thất ngôn tứ tuyệt
- B. Thất ngôn trường thiên
- C. Lục bát
- D. Song thất lục bát.
Câu 6: Câu thơ "Bác Dương thôi đã thôi rồi/ Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta" sử dụng biện pháp tu từ nào?
- A. Nhân hóa
- B. Nói giảm nói tránh
- C. Cường điệu
- D. Ẩn dụ
Câu 7: Ngôn ngữ bài thơ “Khóc Dương Khuê” có gì đặc sắc?
- A. Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.
- B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng,
- C. Ngôn ngữ hiện đại, sắc sảo, triết lí cao.
- D. Ngôn ngữ khẩu ngữ.
Câu 8: Dựa vào nội dung, có thể bài thơ thành mấy đoạn?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 9: Cách xưng hô của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê trong câu thơ sau có ý nghĩa gì?
“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác
Tôi lại đau trước bác mấy ngày”.
- A. Cách xưng hô gần gũi, thân mật, thế hiện sự trân trọng của mình với bạn, đồng thời diễn tả sự mất mát lớn lao.
- B. Cách xưng hô theo quan hệ anh em họ hàng.
- C. Cách xưng hô này dựa theo quan hệ trước sau trong làng văn thời đó.
- D. Cách xưng hô thể hiện sự đau xót với người bạn.
Câu 10: Từ “đăng khoa” ở câu “Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước” trong bài “Khóc Dương Khuê” có nghĩa là gì?
- A. Ngọn đèn
- B. Đêm đêm bên ánh đèn.
- C. Thi đỗ
- D. Ngọn đèn biển
Câu 11: “Buổi dương cửu” và “Phận đẩu thăng” trong câu thơ “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn; Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời” để chỉ điều gì sau đây?
- A. Số phận con người sống trên dương thế.
- B. Phận làm quan trong buổi loạn lạc.
- C. Ánh sáng mặt trời chiếu sáng khắp thế gian.
- D. Làm quan tham thời loạn lạc.
Câu 12: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” thuộc đề tài nào sau đây?
- A. Tình yêu quê hương đất nước.
- B. Tình yêu thiên nhiên
- C. Tình bằng hữu.
- D. Tình yêu lứa đôi.
Câu 13: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” cho thấy tình cảm gì nơi Nguyễn Khuyến?
- A. Tình yêu thiên nhiên say đắm
- B. Tình yêu đối với vùng chiêm trũng Bắc Bộ quê nhà thơ
- C. Tình cảm thống thiết của nhà thơ đối với người bạn già Dương Khuê.
- D. Tình yêu gia đình.