Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?
- A. Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự,....
- B. Chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày
- C. Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người
- D. Là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí.
Câu 2: Mục đích sử dụng của phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?
- A. Nhằm trình bày, đánh giá, bình luận các sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.
- B. Nhằm cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, chân thực nhất đến với người nghe.
- C. Nhằm gợi tình, gợi cảm, miêu tả cái đẹp trong lòng người đọc.
- D. Nhằm trao đổi thông tin, suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.
Câu 3: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản chính luận thời xưa?
- A. Hịch, cáo
- B. Thư, biểu
- C. Chiếu
- D. Tản văn
Câu 4: Văn bản chính luận hiện đại bao gồm những văn bản nào?
- A. Cương lĩnh; tuyên ngôn; lời kêu gọi, hiệu triệu; tuyên bố
- B. Các bài bình luận, xã luận; bài phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị
- C. Các báo cáo, tham luận
- D. Tất cả các ý trên
Câu 5: Nghị luận và chính luận là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nghị luận là thao tác tư duy, phương tiện biểu đạt, một kiểu bài làm văn trong nhà trường, còn chính luận lại là một phong cách ngôn ngữ do cách thức sử dụng ngôn ngữ hình thành những đặc trung, độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác. Nhận định trên đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 6: Đoạn trích trên có thuộc phong cách chính luận không?
- A. Có
- B. Không
Câu 7: Vì sao đoạn trích trên thuộc phong cách chính luận?
- A. Thể loại của văn bản: bình luận xã hội.
- B. Mục đích viết văn bản: trình bày, đánh giá một vấn đề mang tính thời sự, chính trị: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- C. Ngôn ngữ: từ ngữ chính trị (yêu nước, truyền thống, dân, Tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước...) câu văn là những nhận định, phán đoán.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 8: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau:
"Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước."
- A. Biện pháp điệp ngữ, liệt kê.
- B. Biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
- C. Biện pháp liệt kê, so sánh.
- D. Biện pháp điệp ngữ, so sánh
Câu 9: Câu văn nào sau đây không phù hợp với phong cách ngôn ngữ chính luận?
- A. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
- B. Xuân mới, thế và lực, chúng ta tự tin đi tới!
- C. Phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị.
- D. Hà Nội mùa này phố vắng những cơn mưa.
Câu 10: Ngôn ngữ chính luận mang nét đặc trưng là có tính công thức, ước lệ, khô khan. Nhận định này đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 11: Những từ nào sau đây không phù hợp để dùng liên kết trong văn chính luận?
- A. Nhưng
- B. Do đó
- C. Bởi vậy
- D. Hẳn là
=> Kiến thức Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)