Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
Trong bài viết trước các bạn đã làm quen với phong cách ngôn ngữ chính luận, bài học ngày hôm nay sẽ làm rõ hơn các đặc trưng của phong cách này. KhoaHoc sẽ tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Các phương tiện diễn đạt
- Về từ ngữ: văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập đồng bào, tự do, quyền lợi,...
- Về ngữ pháp: câu văn thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận, diễn đạt trong một mạch suy luận.
- Về biện pháp tu từ: Ngôn ngữ không phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng nhiều các biện pháp tu từ.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Tính truyền cảm, thuyết phục
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2
Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau: "Ai có súng dùng súng... cứu nước".
Bài tập 2: Trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2
Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không...công học tập của các em".
Bài tập 3: Trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2
Viết một đoạn văn chứng minh nhận định sau: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)