Nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

Những lưu ý trong văn bản chính luận:

  • Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập đồng bào, tự do, quyền lợi,...
  • Câu văn thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận, diễn đạt trong một mạch suy luận.
  • Ngôn ngữ không phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng nhiều các biện pháp tu từ.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Các phương tiện diễn đạt

  • Về từ ngữ: văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập đồng bào, tự do, quyền lợi,...

  • Chú ý về ngữ pháp: câu văn thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận, diễn đạt trong một mạch suy luận.

  • Biện pháp tu từ: Ngôn ngữ không phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng nhiều các biện pháp tu từ.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

  • Tính công khai về quan điểm chính trị

  • Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

  • Tính truyền cảm, thuyết phục

Ví dụ:

  • Trong đoạn văn bant chính luận Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến viết: "Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước". Có sử dụng các biện pháp tu từ sau:
    • Biện pháp điệp ngữ: Ai có... dùng ....
    • Biệp pháp liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuồng, gậy gộc (Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ).

Back to top

  • 4 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021