Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác giả của văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” là:
- A. A.X.Pu-skin (Nga)
- B. R.Ta-go (Ấn Độ)
- C. Phri-đrich Ăng-ghen (Đức)
- D. A.P.Sê-khốp (Nga)
Câu 2: Văn bản ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ra đời trong hoàn cảnh nào dưới đây?
- A. Sau khi Các Mác mất, Ăng- ghen làm bài điếu văn này và đọc trước mộ Mác.
- B. Bài viết ra đời khi Các Mác sống những ngày cuối cùng của mình trên giường bệnh
- C. Năm1883, Các Mác mất, Ăng- ghen làm bài điếu văn này và đọc trước mộ Mác.
- D. Năm 1894, khi Ăng- ghen tưởng nhớ người bạn đã mất.
Câu 3: Nội dung văn bản phần đầu (từ đầu đến "bậc vĩ nhân ấy gây ra") thể hiện nội dung gì?
- A. Thông báo sự qua đời của Các Mác, một sự tổn thất lớn của nhân loại.
- B. Đánh giá những cống hiến vĩ đại của Mác.
- C. Bày tỏ sự tiếc thương vô hạn do sự ra đi của Các Mác
- D. Khẳng định sự bất tử của Các Mác trong người dân thế giới.
Câu 4: Bài điếu văn "Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác" thể hiện nội dung gì?
- A. Bày tỏ tình cảm tiếc thương vô hạn của những người cộng sản trước sự ra đi của Các Mác.
- B. Ca ngợi công lao to lớn của Mác đối với toàn nhân loại.
- C. Cả hai đều đúng.
- D. Cả hai đều sai.
Câu 5: Mác đã có đóng góp to lớn nào khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại"?
- A. là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử. Bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội.
- B. tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Đó là phát hiện về giá trị thặng dư.
- C. đem đến cho giai cấp công nhân ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, biến nó thành hành động cách mạng.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Nghệ thuật lập luận của bài phát biểu là
- lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp so sánh.
- B. lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp so sánh tầng bậc.
- C. lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp so sánh tương đồng.
- D. Lập luận chặt chẽ kết hợ với biện pháp tương phản đối lập.
Câu 7: Khi đọc văn bản trên ta cần đọc như thế nào?
- A. Trầm hùng, mạnh mẽ, tự hào
- B. Bi lụy, lâm li
- C. Tâm tình ngọt ngào
- D. Âu sầu tha thiết
Câu 8: Nghệ thuật lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản là
- A. So sánh, ẩn dụ
- B. Phóng đại, tượng trưng
- C. So sánh, trùng điệp, tăng tiến
- D. Nhân hóa, phóng đại, tượng trưng