Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này. Câu 3 trang 9 sgk Ngữ văn 11 tập 1
Câu 3 trang 9 sgk Ngữ văn 11 tập 1
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi lời giải chi tiết cho Câu 3 trang 9 sgk Ngữ văn 11 tập 1 được đăng tải trong bài viết dưới đây.
Câu 3 (Trang 9 – SGK) Cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này.
Bài làm:
* Thái độ
- Đứng trước phủ chúa xa hoa lộng lẫy, “Bước chân đến đây….. người thường”, cả trời Nam sang nhất là đây.
- Khi đựợc mời dùng cơm: “mâm vàng, chén bạc….của nhà đại gia”.
- Đường vào nội cung: “Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả.”
- Về bệnh trạng thế tử: "Vì thế tử ở trong chốn màn che, trướng phủ, ăn quá no, mặc qua sấm nên tạng phủ yếu đi” quả là ốm yếu, èo uột, trong rỗng ngoài trướng. Đặc biệt khi dự định cắt thuốc trị bệnh cho thế tử, tâm trạng Lê Hữu Trác diễn biến khá phức tạp:lúc đầu ông định dùng thuốc chữa đúng bệnh nhưng lại sợ bệnh mau giảm, chúa tin dùng giữ lại ắt sẽ bị công danh ràng buộc, còn nếu dùng thứ thuốc vô thưởng vô phạt thì trái với y đức y tâm của người thầy thuốc. Hai ý nghĩ mâu thuẫn, giằng co trong con người tác giả, cuối cùng chính lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng, ông gạt ý nguyện riêng và lấy việc cứu người làm mục đích.
=> Mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa, song tác giả tỏ ra dửng dưng trước quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí thời, không khí tự do.
* Phẩm chất
- Lê Hữu Trác là thầy thuốc tài năng, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ căn bệnh thế tử.
- Thầy thuốc lương tâm và đức độ.
- Phẩm chất cao quý: khinh thường lợi dang, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà.
=> Lê Hữu Trác là một người thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng, bên cạnh tài năng ông còn là một người thầy giàu y đức, y tâm không màng danh lợi, luôn làm tròn sứ mệnh của người thầy thuốc, luôn muốn xa lánh chốn phồn hoa xa xỉ để có thể “sống gần nhân dân, gắn bó với xóm làng, quê hương bình dị”.