Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu. Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu

  • 1 Đánh giá

Câu 2: (Trang 77 - SGK Ngữ văn 11 tập 1) Một trong những phương pháp văn học trung đại Việt nam phải nắm được đặc điểm của bộ phận văn học này để từ đó đi sâu vào tìm hiểu những tác phẩm, đoạn trích cụ thể. Văn học trung đại có những đặc điểm riêng về tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ, bút pháp nghệ thuật, thể loại văn học…
a. Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến).
b. Hãy chỉ ra một số điển tích, điển cố trong các trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên, Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Bài ca ngất ngưởng mà anh/chị đã học, đồng thời phân tích cái hay của việc sử dụng những điển tích, điển cố đó.
c. Bút pháp tượng trưng được thể hiện như thế nào trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát.
d.

  • Hãy nêu một số tác phẩm văn học trung đại mà tên thể loại gắn liền với tác phẩm.
  • Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của thơ Đường luật? Tính chất đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ thất ngôn bát cú? Tác dụng nghệ thuật đối trong thơ Đường luật?
  • Nêu những đặc điểm của thể loại văn tế. Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
  • Nêu những đặc điểm của thể hát nói. Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào ở Bài ca ngất ngưởng?

Bài làm:

a. Những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến:

  • Tính quy phạm
    • Thi đề: đề tài mùa thu (Đề tài cổ)
    • Thi liệu: Sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc thường thấy trong thơ cổ (Trời thu, nước thu, lá thu)
    • Bút pháp: Lấy động tả tĩnh
    • Thể loại: Thất ngôn bát cú luật Đường

==> Tạo ấn tượng về bức tranh màu thu thanh vắng, quạch hiu, dương như chỉ có thi nhân trong vai người câu cá lắng mình vào cõi suy tư

  • Sự sáng tạo trong tính quy phạm:
    • Hình ảnh: Ao thu, thuyền câu, ngõ trúc...
    • Từ ngữ: Sử dụng từ láy vừa tạo hình vừa gợi cảm: Lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng... kết hợp với những từ chỉ mức độ: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, vắng teo...
    • Vần eo gợi cảm giác thu nhỏ về diện tích
    • Sự hoà phối màu sắc: Màu xanh của nước, trời, ngõ trúc, màu vàng của lá rất dân dã, mang đậm hồn quê

==> Tạo nên bức tranh thu tiêu biểu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.
b. Một số điển tích, điển cố trong Bài ca ngất ngưởng

  • Người thái thượng: Ý nói cũng như người thượng cổ, không quan tâm đến truyện được mất
  • Đông phong: Gió mùa xuân →chuyện khen chê bỏ ngoài tai, trước mọi lời khen chê cứ vui phới phới như đi trong gió màu xuân ấm áp
  • Trái, Nhac, Hàn, Phú: Những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách trong sử sách T.Quốc

Tác dụng của điển tích, điển cố: Ngôn ngữ thơ trở nên hàm súc, cô đọng, giàu tính hình tượng, tính biểu cảm, thể hiện được rõ nhất tài năng bản lĩnh hơn người , cùng triết lí sống của Nguyễn Công Trứ
c. Bút pháp tượng trưng được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát.
Hình ảnh bãi cát dài, hình ảnh đường cùng, tượng trưng cho cuộc sống đầy khó khăn gian khổ; Đường đời không hề bằng phảng mà lắm chông gai; cuộc đời khó khăn, bế tắc, ngột ngạt
d. Một số tác phẩm thể loại gắn liền với tên tác phẩm là:

  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế).
  • Bài ca ngất ngưởng (hát nói).
  • Chiếu dời đô (chiếu).
  • Bình Ngô đại cáo (cáo).
  • Hịch tướng sĩ (hịch).
  • Hoàng lê nhất thống chí (chí).
  • Thượng kinh kí sự (kí sự).
  • Vũ trung tùy bút (tùy bút).

Đặc điểm về hình thức nghệ thuật trong thơ Đường luật:

  • Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.
  • Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).
  • Đối trong thơ thất ngôn bát cú:
    • Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.
      • Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc".
      • Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".
    • Đối ý: Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".

Đặc điểm của thể loại văn tế

  • Văn tế: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.
  • Bố cục bài văn tế thường có 4 đoạn:
    • Lung khởi (Mở đầu: thường nói nỗi đau ban đầu và nêu ấn tượng khái quát về người chết);
    • Thích thực (hồi tưởng công đức người chết);
    • Ai vãn (than tiếc người chết);
    • Kết (vừa tiếp tục than tiếc vừa nêu lên ý nghĩ của người đứng tế).
  • Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã theo đúng bố cục của một bài văn tế truyền thống của thời trung đại, gồm 4 phần sau đây:
    • Lung khởi: (hai câu đầu): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nghĩa sĩ nông dân.
    • Thích thực: (câu 3 - 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực bỗng chốc trở thành dũng sĩ đánh giặc, lập chiến công vẻ vang.
    • Ai vãn: (câu 16 - 27): đây là niềm xót thương đối với người đã khuất và tấm lòng xót thương sâu sắc của tác giả đối với những người đã hi sinh vì đất nước, đã hi sinh cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước của dân tộc.
    • Kết: (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.

Đặc điểm của thể loại hát nói

  • Thể thơ hát nói là văn bản ngôn từ, phần lời ca của bài hát nói. Hát nói là làn điệu chủ đạo của lối hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, hát nhà trò, hát nhà tơ, …)
  • Thơ hát nói có những đặc điểm sau:
    • Nội dung: chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng.
    • Hình thức: tự do, vần nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do.
  • 1.370 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021