Nội dung chính bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sớ để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại trong lời nói cá nhân vừa có phân biếu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phân làm biến đối và phát triển ngôn ngữ chung.
B. Nội dung chính cụ thể
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp (biểu hiện, lĩnh hội lời nói). Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được những lời nói của cá nhân khác.
- Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều.
- Muốn tạo lời nói để biểu hiện và giao tiếp, mỗi cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung và vận dụng các quy tắc hoặc phương thức chung
- Khi nghe, đọc, cá nhân cần tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp trong lời nói của người khác, cá nhân cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung, quy tắc và phương thức chung thuộc ngôn ngữ của cộng đồng xã hội
- Lời nói cá nhân là thực tế, sinh động, hiện thực hóa những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ
VD: Trong thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng trăng - hồn - máu ăn sâu vào trong tâm khảm nhà thơ, là những gì kinh dị nhất nhưng cũng lộng lẫy nhất mà thơ ca có được. Trăng chẳng hạn:
- Trăng tự tử
- Trăng sắp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu
- Trăng vàng, trăng ngọc
- Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ
Hay: Trăng có khi mang tính cách của một con người trần tục.Trăng là đối tượng tác giả hướng đến, làm tác giả cũng cảm thấy đau đớn khi thấy trăng chết, trăng quằn quại, úa tàn.
Ta hoảng hồn, hoảng vía, hoảng thiên
Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên
(Trăng tự tử)
=> Như vậy, các nhà thơ hiện đại đã thể hiện những quan điểm cá nhân khác nhau, những suy ngẫm khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng
Xem thêm bài viết khác
- Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn
- Những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích sau
- Công việc ở nhà
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
- Nội dung chính bài Chạy giặc
- Soạn văn bài: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố trong những câu thơ sau
- Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,...
- Theo anh/chị, bài thơ chia thành mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn là gì?
- Viết một bài phóng sự ngắn mang tính thời sự (về một hiện tượng mà dư luận quan tâm, ví dụ: môi trường sống, nạn cờ bạc, hủ tục mê tín ở địa phương,..) Câu 2 trang 145 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?