Vì sao truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại?

  • 1 Đánh giá

Bài tập 2: Luyện tập trang 156 sgk ngữ văn 11 tập 1

Vì sao truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại?

Bài làm:

Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ra đời đã gây một tiếng vang lớn trên văn đàn Việt Nam thời bấy giờ. Nó là một dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho thắng lợi của quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của các nhà văn tiến bộ. Truyện ngắn xuất sắc này đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong đội ngũ các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945.

Qua nhiều truyện ngắn của mình, Nam Cao đã tố cáo trước dư luận tình trạng thống khổ của nông dân dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến. Họ là nạn nhân của bọn cường hào áp bức và tham nhũng. Bạo lực đen tối, sưu cao thuế nặng cùng nhiều hủ tục khác ở nông thôn đã dồn đẩy họ vào bước đường cùng, thậm chí tước đoạt quyền sống, quyền làm người của họ. Hình tượng có giá trị tố cáo xã hội sâu sắc là nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên – một nông dân lương thiện bị bần cùng hoá, lưu manh hóa. Chính vì có ý nghĩa hiện thực to lớn và giá trị nghệ thuật xuất sắc nên truyện ngắn này được đánh giá là một kiệt tác trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hơn nữa,truyện Chí Phèo là tác phẩm đầu tiên nói về người nông dân bị " lưu manh hóa", chứ ko đơn thuần nói về số phận bị bần cùng hóa như những tác phẩm trước như: Lão Hạc, Tắt đèn,...

Hơn nữa, Chí phèo lại như một nhân vật mở đường cho luồng tư tưởng mới, dám đứng lên chống lại cái ác (giết chết Bá Kiến) tuy rằng vẫn tự sát nhưng đó đã góp phần to lớn cho việc thay đổi tư tưởng người nông dân thời bấy giờ, ko phại nhẫn nhục mà biết vùng dậy đòi công lí cho bản thân, chứ ko bế tắc như Lão Hạc phải tự sát, hay chạy vào đêm tối như chị Dậu.

  • 491 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021