Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.
Câu 1: Trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1
Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.
Bài làm:
- Nam Cao đã mở đầu thiên truyện một cách độc đáo, ấn tượng đó chính là tiếng chửi của Chí Phèo. Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời […]. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. […] Đã thế, hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Chí Phèo chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi cha đứa nào đẻ ra hắn. Hắn chửi vậy, nhưng không có ai chửi nhau lạị với hắn bởi ai cũng nghĩ “chắc nó trừ mình ra!. Chí Phèo chửi phải chăng là hắn say rượu? Nhưng không! hắn càng uống càng tỉnh. Bởi thế tiếng chửi của Chí Phèo chính là sự giao tiếp của hắn với đời, hắn muốn được nói chuyện, muốn nói chuyện giao tiếp với mọi người.
- Tiếng chửi của Chí Phèo chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe. Một khi đã bị tước mất quyền làm người thì mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng. Chí Phèo thích kêu làng kêu xóm, đối với một người bình thường thì những tiếng kêu ấy ngay tập tức gây được sự chú ý của mọi người; nhưng đối với Chí lại khác, dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai động dạng… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với con người của hắn dù là hình thức hạ đẳng nhất. Nhưng cũng không ai đáp lại nên Chí phẫn uất. Tiếng chửi vừa thể hiện đỉnh cao tấn bi kịch cô đơn, bị từ chối quyền làm người của Chí vừa dẫn dắt câu chuyện đến hoàn cảnh xuất thân và số phận bất hạnh của Chí Phèo.
- Những chi tiết này cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một "bóng ma" nhưng là một "bóng ma" lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Chí phèo
- Soạn văn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Soạn văn bài: Ngữ cảnh
- Soạn văn bài: Chiếu cầu hiền
- Soạn văn bài: Bản tin
- Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của nhà thơ có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh mùa thu như thế nào?
- Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
- Thay thế thành ngữ trong các câu sau bằng những từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa
- Qua bài chiếu, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung?
- Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả?
- Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không?
- Viết một bài phóng sự về tệ nạn cờ bạc ở địa phương em