Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện
Câu 3: (Trang 101 - SGK Ngữ văn 11 tập 1) Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện.
Bài làm:
- An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.
Hai chị em Liên và An là những đứa trẻ ngoan ngoãn, hồn nhiên, chân thực. Dù còn ít tuổi nhưng họ đã có những cảm nhận thật sâu sắc trước hoàn cảnh sống. Ở cái tuổi hiếu động, đầy mơ ước đẹp đẽ, nhưng các em lại bị giam hãm vào một cuộc sông đơn điệu, tẻ ngắt, tù túng và ngưng đọng. Mọi cái đều cứ lặp đi lặp lại một cách cứng nhắc như một cái máy, không hề sai đến một chi tiết nhỏ: sáng mai dậy mở cửa dọn hàng, ngồi bán hàng, trưa kiểm tiền, chiều lại ngồi bán hàng, tối lại xếp hàng, kiểm tiền, rồi đóng cửa cài then, tắt đèn đi ngủ. Ngày nào cũng như vậy, các tháng, trong năm đều như vậy, giống nhau như những giọt nước đến chán ngấy, mỏi mòn...
Sống ở nơi buồn bã, nghèo khó, một mặt họ rât yêu thiên nhiên, cảm thấy gắn bó thân thuộc trước những hình ảnh bình dị của quê hương “nghe mùi ẩm mốc củ đất hòa lẫn với mùi cát bụi bốc lên khiến họ cảm thấy như mùi vị của quê hương”; nhưng mặt khác, họ lại cảm thấy cuộc sống ở đây thật buồn tẻ, nhàm chán, muốn hướng về một nơi mới tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Cuộc đời Liên cũng đã âm thầm đi vào bóng tối từ lúc nào, cô đã sống trong cái bóng tối dày đặc của phố huyện từ bao lâu... mà đến nay, “đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa”. Liên “quen lắm” với bóng tối không có nghĩa là cô hoàn toàn cam chịu sống trong cái bóng tối ấy suốt cả cuộc đời. Sống mãi trong bóng tối, Liên càng khát khao hướng về ánh sáng, cô theo dõi, tìm kiếm, chỉ mong ánh sáng đến từ mọi phía: từ “ngàn sao lấp lánh trên trời” đến “từng hột sáng lọt qua phên nứa”, rồi Liên mơ tưởng tới ánh sáng của quá khứ, của những kỉ niệm về “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” đã lùi xa tít tắp…
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình
- Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?
- Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
- Mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh bụt. Anh/chị hiểu câu này như thế nào?
- Viết một bài phóng sự ngắn mang tính thời sự (về một hiện tượng mà dư luận quan tâm, ví dụ: môi trường sống, nạn cờ bạc, hủ tục mê tín ở địa phương,..) Câu 2 trang 145 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh người dân phố huyện ra sao?
- Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn
- Qua bài chiếu, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung?
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý? Luyện tập Bài 1 trang 136 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Đọc Tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về thể văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này
- Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố