Phân tích tình huống trong các truyện ngắn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)...

  • 1 Đánh giá

Câu 3: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Phân tích tình huống trong các truyện ngắn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)

Bài làm:

  • Tình huống truyện là sự kiện diễn ra trong khoảnh khắc, là hoàn cảnh bất thường mà con người buộc lòng phải đối mặt để bộc lộ được tính cách, phẩm chất và bản lĩnh của mình. Tình huống truyện trong các tác phẩm được xem như là một lát cắt của cuộc sống, gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
  • Tình huống truyện trong các truyện ngắn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)
    • Vi hành: tình huống nhầm lần với rất nhiều sự nhầm lẫn được xây dựng đan xen trong tác phẩm vừa tạo nên sự độc đáo, vừa gợi lên sự hài hước, châm biếm sâu cay. Sự nhầm lẫn ấy được hiện lên qua: cặp trai gái trên chuyến tàu nọ đã nhầm lẫn tác giả với vua Khải Định; người Pháp nhầm tưởng tất cả những người da vàng mũi tẹt đều là Khải Định.

=> Trong sự nhầm lẫn ấy, chân dung của Khải Định hiện lên thật khôi hài, châm biếm với vẻ ngoài kệch cỡm, lúng túng như một gã hề trong con mắt của những người dân Pháp. Đồng thời người đọc cũng thấy được sự giả dối, xảo trá và bỉ ổi của chính quyền Pháp khi mời Khái Định chuyến viếng thăm Pháp được gọi với một cái tên rất mĩ miều "vi hành"

    • Tinh thần thể dục: tình huống hành động với hàng loạt những mâu thuẫn được dựng nên giữa mục đích tốt đẹp của việc xem trận đấu bóng đá với tai họa mà nó mang tới cho người nông dân, giữa nội dung và hình thức của thông báo. Tất cả những mâu thuẫn ấy dẫn tới hành động phản kháng lại của con người: trốn chạy, thoái thác hoặc bị bắt buộc phải đi.

=> Một trận bóng đá vốn dĩ sẽ mang tới cho con người sự thoải mái, thư giãn nhưng nó lại là nỗi kinh hoàng với những người dân nghèo, lo chạy cơm từng ngày. Cảnh vận động người đi xem bóng đá bỗng trở thành một ngày căng thẳng như một trận chiến trong làng.

    • Chữ người tử tù: tình huống nhận thức khi đặt các nhân vật tử tù - viên quản ngục - thầy thơ lại, người xin chữ - người cho chữ trong một mối quan hệ và hoàn cảnh éo le, đầy mâu thuẫn. Tên tử tù là người cho chữ còn viên quản ngục lại là người khúm núm, sợ sệt xin chữ. Điều đó làm nên một cảnh tượng trước nay chưa từng có chính là cảnh cho chữ trong đêm cuối trước khi Huấn Cao bị điệu ra pháp trường xử tử.

=> Nhân vật Huấn Cao hiện lên với tính cách khẳng khái, không khuất phục trước cường quyền, là con người có tài và đặc biệt là người ban phát thiên lương. Còn viên quản ngục là người biết trọng cái tài, yêu cái đẹp.

=> Xem thêm

    • Chí Phèo: tình huống nhận thức khi đặt nhân vật liên tục vào những bi kịch, mâu thuẫn về thân phận, về hiện thực để nhận vật nhận ra sự đối lập giữa khát vọng sống, khát vọng được làm người lương thiện với những định kiến hẹp hòi của xã hội khiến cho con người không được sống là người lương thiện nữa.

=> Xem thêm

  • 180 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021