Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
Câu 4: Trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1
Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
Bài làm:
Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” dù là viết về người nông dân hay trí thức. Nam Cao luôn đề cao tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài.
Nam Cao có khuynh hướng đi vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người. Ông là nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật. Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thươg chua chát, dửng dưcâung lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,..
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử lại càng sáng ngời.
Xem thêm bài viết khác
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
- Soạn văn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần hai: Tác phẩm
- Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:
- Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến cho Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”? Bài 3 trang 114 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? Câu 1 trang 30 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Soạn văn bài: Hạnh phúc của một tang gia
- Nội dung chính bài Xin lập khoa luật
- Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?
- Phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài sau: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chữ người tử tù
- Nội dung chính bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao Câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1