Soạn bài Chiếu dời đô: mục A Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản “Chiếu dời đô”
2. Tìm hiểu văn bản.
a) Bài Chiếu dời đô được Lí Công Uẩn viết nhằm mục đích gì?
…………………..
d) Tại sao nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
3. Tìm hiểu về câu phủ định
a) Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi
b) Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành phiếu học tập
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Năm 1010, vua Lí Thái Tổ đã rời từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay). Và nhà vua đã viết "Chiếu dời đô" để thông báo cho quân chúng được biết về sự việc dời đô đó.
b. Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc để tạo tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô. Qua đó khẳng định rằng dời đô là việc thường xuyên xảy ra trong lịch sử và đem lại lợi ích lâu dài.
c. Những ưu thế của thành Đại La phù hợp cho việc đóng đô:
- Về địa lí: Đại La là "Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", không lo lụt lội và "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".
- Về giao thương: “là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước", đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
Cách lập luận của tác giả đầy sức thuyết phục khi phân tích luận cứ của mình trên nhiều mặt và đặc biệt là việc kết hợp giữa lí và tình.
- Về lí: Lấy sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ, lại lấy lí lẽ khuôn thước ấy mà soi vào thực tế của hai triều Đinh, Lê để thấy rằng việc dời đô là tất yếu và cuối cùng đưa ra sự lựa chọn, khẳng định Đại La làm nơi đóng đô mới tốt nhất.
- Về tình: Bài chiếu được viết bằng một tình cảm chân thành. Bài Chiếu bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn có tính chất tâm tình khi nhà vua hỏi qua ý kiến các quần thần. Bằng cách này, ông đã tạo được sự đồng cảm giữa vua và thần dân.
d. Giải thích:
- Thứ nhất, việc dời đô không chỉ có ý nghĩa noi theo tấm gương của người đi trước mà còn là việc "tính kế muôn đời cho con cháu" mai sau. == khát vọng mãnh liệt về một đất nước độc lập, thống nhất, phát triển giàu đẹp trong tương lai.
- Thứ hai, triều Lí dời xuống vùng đồng bằng rộng lớn (khả năng phòng thủ thấp) chứng tỏ dân tộc đã có nội lực phát triển vững vàng, triều đại mạnh mẽ == là biểu hiện của một khát vọng tự lực, tự cường, quyết tâm dựng nước đi liền với việc giữ nước hết sức cháy bỏng, mãnh liệt của dân tộc Đại Việt.
3. Tìm hiểu về câu phủ định
a Câu (1) đưa ra thông tin khẳng định việc An đi đá bóng.
- Các câu (2), (3), (4) phủ định thông tin An đi đá bóng.
- Về hình thức, các câu còn lại có chứa các từ phủ định: không, chẳng, chưa.
b. Điền các cụm từ phiếu học tập
(a) không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có) ...
(b) không có/ phản bác
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Nước Đại Việt ta: mục D Hoạt động vận dụng
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Bàn luận về phép học giản lược nhất
- Soạn bài Bàn luận về phép học: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Nhớ rừng – Ông đồ giản lược nhất
- Soạn bài Nhớ rừng – Ông đồ: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Ngắm trăng - Đi dường: mục D Hoạt động vận dụng
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Chương trình địa phương: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Ôn tập văn nghị luận: mục B Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Ngắm trăng - Đi dường: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Thuế máu giản lược nhất