Soạn bài Ngắm trăng - Đi dường: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản “Ngắm trăng”
2. Tìm hiểu văn bản
a) Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
………………
d) Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
3. Tìm hiểu về câu cảm thán
a) Gạch dưới câu cảm thán trong những đoạn trích sau:
…………………….
c) Câu cảm thán thường có những từ ngữ cảm thán nào? Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu hiệu gì?
4. Tìm hiểu về câu trần thuật
Đọc các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
(1) Gạch dưới những câu không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
………………..
(3) Những dấu hiệu nào về hình thức giúp ta nhận biết câu trần thuật? Vì sao câu trần thuật được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp?
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: ở trong tù – một hoàn cảnh khắc nghiệt mà người ta khó có thể nghĩ đến việc ngắm trăng được.
b. Đối lập với hoàn cảng ngục tù thiếu thốn là bộc lộ tâm trạng bối rối, băn khoăn, xốn xang của Bác – một người thi nhân, một người nghệ sĩ trước đêm trăng đẹp. Bác tiếc nuối vì không có rượu, có hoa để việc ngắm trăng, làm thơ thêm thú vị và trọn vẹn. Sự tiếc nuối, băn khoăn ấy là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết và một bản lĩnh, tinh thần thép của người tù cộng sản.
c. ở đầu hai câu đều có chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt), ở giữa là từ chỉ cửa sổ song sắt nhà tù (song). Sự sắp xếp này cùng nghệ thuật đăng đối giữa hai câu đã làm nổi bật, nhấn mạnh mối giao hòa tuyệt vời giữa người và trăng. Người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Đó là sự giao hòa tuyệt diệu, là mối quan hệ tri kỉ giữa người thi nhân và vầng trăng sáng.
d. Bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển, lại vừa mang tinh thần hiện đại.
+ Chất cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối).
+ Còn tinh thần, màu sắc hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...
3. Tìm hiểu về câu cảm thán
a. Câu cảm thán:
(1) Hỡi ơi lão Hạc!
(2) Than ôi!
b. Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… ta không sử dụng câu cảm thán.
Vì các văn bản trên là ngôn ngữ “duy lí”, ngôn ngữ của tư duy lô-gíc cần sự chính xác và khách quan, không được sử dụng những câu có yếu tố cảm xúc, tình cảm như tỏng văn bản nghệ thuật.
c. Câu cảm thán có từ ngữ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết hao, xiết bao, biết chừng nào...
Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết).
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4. Tìm hiểu về câu trần thuật
(1) Trong các đoạn trích trên, ngoại trừ câu ‘Ôi Tào Khê!” trong đoạn trích (d) thì những câu còn lại đều là những câu không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
(2) Những câu trên dùng để:
Đoạn (a): câu thứ nhất và câu thứ hai dùng để bày tỏ những suy nghĩ của người viết về truyền thống yêu nước của dân tộc; câu thứ ba nêu mong muốn, yêu cầu của người viết.
Đoạn (b): câu thứ nhất dùng để kể, câu thứ hai để thông báo.
Đoạn (c ): cả hai câu dùng để miêu tả ngoại hình.
Đoạn (d): câu thứ nhất là câu cảm thán, câu thứ hai dùng để nhận định, câu thứ ba dùng để bộc lộ tình cảm.
(3) Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức đặc trưng như các kiểu câu cầu khiến, cảm thán.
Câu trần thuật được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp vì nó đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như : kể, tả, yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm... dùng để thực hiện nhiều mục đích giao tiếp khác nhau của con người.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Chiếu dời đô: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn VNEN bài Đi bộ ngao du giản lược nhất
- Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: mục D Hoạt động vận dụng
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn VNEN bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục giản lược nhất
- Soạn bài Ngắm trăng - Đi dường: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Ngắm trăng - Đi dường: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Ôn tập: mục B Hoạt động luyện tập
- Soạn bài văn bản thông báo: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Nhớ rừng – Ông đồ: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Quê hương – Khi con tu hú giản lược nhất