Soạn bài Đẽo cày giữa đường Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến - KNTT 7 tập 2
Soạn bài Đẽo cày giữa đường lớp 7 KNTT
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Đẽo cày giữa đường sách KNTT tập 2 để nắm được kiến thức trọng tâm bài học cũng như trả lời các câu hỏi trong bài.
* Trước khi đọc
Câu 1 trang 6 sgk Ngữ văn 7
Câu chuyện “Đeo lục lạc cho mèo”
Một gia đình chuột đang sống trong sợ hãi khi con mèo cứ săn chúng cả ngày lẫn đêm. Mệt mỏi vì lo sợ cho cuộc sống mỗi giây, chúng đã quyết định cố gắng và nghĩ ra một kế hoạch. Sau một thời gian, một trong những con chuột trẻ đã đưa ra một ý tưởng thông minh.
Con chuột đề nghị rằng chúng sẽ buộc một cái chuông quanh cổ của con mèo, nên có thể nghe thấy khi con mèo đến gần, khi đó có thể trốn con mèo. Tất cả chuột đều đồng ý, ngoại trừ con chuột lâu đời nhất, khôn ngoan nhất. Các con chuột già cho rằng đó là một kế hoạch tốt về mặt lý thuyết, nhưng "ai sẽ là người đi đeo chuông cho mèo?"
- Bài học: Thực hiện thì lúc nào cũng quan trọng hơn ý tưởng
Ý tưởng là rất cần thiết để giải quyết vấn đề, nhưng cần thiết hơn là biết cách thực hiện. Khi bạn tưởng tượng ra một ý tưởng cho công việc hay cái gì khác, phải luôn luôn biết cách thực hiện trước khi đưa ra ý kiến. Nếu không có cách nào tốt để thực hiện ý tưởng đó, thì phải xin lời khuyên, đừng bao giờ khoe khoang ý tưởng của bạn cho đến khi thực sự sẵn sàng cho lúc bắt đầu.
Câu 2 trang 6 sgk Ngữ văn 7
- Câu nói thể hiện sự tự nhận thức về bản thân: tầm nhìn hạn hẹp, không coi ai ra gì, tính tình tự cao tự đại luôn luôn cho rằng mình giỏi hơn tất cả và luôn khinh thường người khác.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Theo dõi (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ.
- Người thợ mộc bỏ ra 300 quan tiền.
2. Theo dõi (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường.
- Người thợ mộc đều cho là phải và đẽo cày theo ý của những người qua đường đó.
3. Suy luận (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao người thợ mộc không bán được cày?
- Vì những chiếc cày anh đẽo ra đều không phù hợp với việc cày ruộng.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Đẽo cày giữa đường
Bài văn kể về 1 anh thợ mộc đẽo cày bán với hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 trang 10 sgk Ngữ văn 7 tập 2
Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải "đi đời nhà ma"?
Trả lời:
Lần khuyên | Lời khuyên | Cách xử sự của người thợ mộc |
1 | Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ cày | Cho là phải, đẽo cày vừa to vừa cao |
2 | Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày | Cho là phải, lại đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp |
3 | Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu đồng ruộng và cày tính bằng voi cả. Nên đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn | Liền đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày ro gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra bán |
→ Cả ba lần khi nghe lời khuyên, dù lời khuyên chỉ là lời nói từ người lạ, chưa có căn cứ xác đáng nào, nhưng người thợ mộc nghe xong liền làm theo, không hề suy nghĩ, tính toán hay kiểm chứng lại. Vì vậy hàng của anh ta bày ra bán bao nhiêu ngày tháng cũng không ai mua, dẫn đến công sức, của cải đều mất cả. |
Câu 2 trang 10 sgk Ngữ văn 7 tập 2
Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?
Trả lời:
Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện, em sẽ lắng nghe những lời khuyên đó, rồi đi tìm hiểu hoàn cảnh thực tế, phân tích cẩn thận theo hoàn cảnh của mình, để xem nên làm một chiếc cày như thế nào cho phù hợp để bày bán
Soạn bài Đẽo cày giữa đường được giáo viên KhoaHoc hướng dẫn chi tiết nội dung từng bài học bám sát với nội dung chương trình học của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Con hổ có nghĩa
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13
- Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 10
- Soạn bài Con mối và con kiến
- Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng
- Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 5
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 7 trang 55
- Soạn Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 7 trang 77
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13
- Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 26