Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 Thực hành tiếng Việt trang 13 - KNTT 7 tập 2

  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 sách KNTT tập 2 để hoàn thiện đáp án chi tiết, chính xác cho các câu hỏi có trong bài.

Câu 1 trang 13 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

b. Ngày vui ngắn chẳng tày gang

c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn

Trả lời:

Câu

BPTT nói quáTác dụng của BPTT nói quá
a

- Cụm từ nói quá: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối

→ Độ dài thời gian của đêm tháng Năm và ngày tháng Mười đã được phóng đại đến mức phi lí:

  • Đêm tháng 5 ngắn đến mức chưa nằm xuống giường đã đến sáng hôm sau
  • Ngày tháng 10 ngắn đến mức chưa kịp cười xong đã đến tối

- Gây ấn tượng mạnh với người đọc, nhằm nhấn mạnh về sự đối lập giữ thời gian ngày và đêm trong tháng 5 và tháng 10 (đại biểu cho mùa hè và mùa đông)

  • ngày tháng 10 rất ngắn
  • đêm tháng 5 rất dài

→ Từ đó, nhắn nhủ cho người đọc biết về đặc điểm ngày đem trong 2 mùa, từ đó sắp xếp công việc cho hợp lý

b

- Cụm từ nói quá: chẳng tày gang (nghĩa là không dài bằng một gang tay)

→ Độ dài của một ngày vui vẻ, hạnh phúc được phóng đại đến mức phi lí: cả một ngày 24 giờ nhưng không dài bằng 1 cái gang tay

- Cách nói này giúp gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự ngắn ngủi của những ngày vui vẻ. Bởi khi hạnh phúc thì thời gian sẽ trôi qua rất nhanh chóng

→ Từ đó, nhắn nhủ người đọc hãy biết trân quý và tận hưởng trọn vẹn những ngày vui của mình

c

- Cụm từ nói quá: tát bể đông cũng cạn

→ Hành động tát nước biển Đông được phóng đại đến mức phi lí: biển Đông rộng lớn vô cùng, còn gấp rất nhiều lần lãnh thổ cả nước ta, không bao giờ có thể bị tát cạn được

- Hình ảnh nói quá đã tạo ấn tượng mạnh với người đọc, giúp khẳng định sức mạnh to lớn, phi thường, khó mà tưởng tượng được khi vợ chồng cùng đồng sức, đồng lòng với nhau

→ Từ đó nhắn nhủ vợ chồng trong một nhà hãy yêu thương, đùm bọc và đoàn kết, ủng hộ nhau, khi đó mọi khó khăn, gian khổ đều sẽ vượt qua

Câu 2 trang 14 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.

a. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

(Ca dao)

b. Trời nóng quá, mồi hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà

c. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang

(Ca dao)

d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

Trả lời:

Nói quá

Nói khoác

a. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

c. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang

b. Trời nóng quá, mồi hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà

d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

→ Phóng đại đến mức phi lí tính chất, đặc điểm, quy mô của sự vật hiện tượng được nói đến - nhưng vẫn có căn cứ thực tế nhất định

→ Nêu ra những điều hoàn toàn không có căn cứ, vô lý đến không thể tin được, vượt qua khả năng của người nói, của bối cảnh

→ Nhằm tạo ấn tượng mạnh với người đọc, tăng tính biểu cảm cho câu văn và truyền tải những ý nghĩa, đạo lý nhất định.

→ Nhằm mục đích phô trương, khoe khoang những thứ không hề có hoặc chưa có đủ của người nói, chỉ đơn thuần để gây sự chú ý, thể hiện bản thân hay mua vui mà thôi

Câu 3 trang 14 Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:

a. buồn nẫu ruột

b. rụng rời chân tay

c. cười vỡ bụng

d. mệt đứt hơi

Trả lời:

Học sinh tham khảo các câu sau:

a. Con gà chăm bãm cả năm, nay bị trộm bắt mất nên bà Tú buồn nẫu ruột suốt mấy hôm liền.

b. Nghe tin mình mất danh hiệu học sinh giỏi đã duy trì bao năm nay, Huyền rụng rời chân tay , bật khóc nức nở.

c. Người xem ai cũng cười vỡ bụng khi chú hề tấu hài trên sân khấu với chú cún.

d. Dì Hoa mệt đứt hơi sau khi dọn dẹp hết cả ngôi nhà một mình.

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 13 được giáo viên KhoaHoc hướng dẫn chi tiết nội dung từng bài học bám sát với nội dung chương trình học của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.

  • 96 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 7 KNTT tập 2