Soạn Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống - KNTT 7 tập 2
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Soạn Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối) được giáo viên KhoaHoc đăng tải chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo và hoàn thiện yêu cầu của bài.
Trong đời sống, trước một vấn đề, thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến khiến ta không thể đồng tình. Biết tán thành với ý kiến đúng thì cũng cần biết phản đối ý kiến sai. Nhiều trường hợp, sự phản đối được thể hiện bằng bài văn nghị luận. Để việc phản đối có sức thuyết phục, người viết văn nghị luận cần đưa ra ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc bén, bằng chứng tiêu biểu, xác thực, dựa trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi.
* Yêu cầu đối với bài văn nghị luận thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, cách hiểu khác về một vấn đề trong đời sống:
- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề.
- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.
- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.
Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản: Việc lớn, việc nhỏ
- Bài viết đề cập đến quan điểm mà một HS nêu ra: chỉ làm việc lớn, không thích làm việc nhỏ, vì việc nhỏ là việc vô nghĩa. Từ đó nảy sinh ý kiến cần bàn luận. Quan điểm này được nêu ở phần Mở bài.
- Người viết bày tỏ ý kiến phản đối quan điểm nêu trên của một HS (Theo tôi, câu nói đó đã bộc lộ một quan điểm thật khó chấp nhận).
- Những lí lẽ và bằng chứng nào được nêu ra để chứng tỏ sự phản đối là có căn cứ:
+ Ai cũng phải làm những việc lớn của đời mình, cho nên không vì phải giải quyết việc lớn mà trốn tránh những việc nhỏ thuộc trách nhiệm của bản thân; nếu mình không làm thì đùn đẩy việc nhỏ cho ai?; việc nhỏ không đồng nghĩa với việc vô nghĩa, có những việc tuy nhỏ mà ý nghĩa rất lớn lao,...
+ Bằng chứng cụ thể: Ông Ni-no-mi-gia, một doanh nhân người Nhật, đã đến Hồ Gươm nhặt rác vào mỗi sáng Chủ nhật. Việc làm đầy ý nghĩa của ông đã có sức lan toả rất lớn, tác động đến nhận thức của nhiều người.
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
- Một số đề tài tham khảo:
+ Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.
+ Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.
+ Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu.
+ Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.
b. Tìm ý
Ví dụ: Chọn vấn đề Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.
- Đánh giá chung vấn đề: bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích là hiện tượng không tốt với người học.
- Biểu hiện.
- Tác hại.
- Nguyên nhân.
- Giải pháp.
c. Lập dàn ý
- Sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lí:
a. Mở bài:
– Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích.
– Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học.
b. Thân bài:
* Giải thích:
– Đây là lối học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác
* Biểu hiện:
– Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiều
– Có bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiều
– Có người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác
* Tác hại:
– Hổng kiến thức cơ bản
– Kết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện
– Kìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng
* Nguyên nhân
– Chủ quan
+ Do sở thích của người học
+ Do năng khiếu của mỗi người
+ Do ngại học, ngại nghiên cứu
– Khách quan
+ Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại học
+ Do cha mẹ định hướng
* Giải pháp
– Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệch
– Kiên quyết không học lệch
– Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị
c. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề
– Liên hệ bản thân.
2. Viết bài
- Triển khai viết bài theo dàn ý đã có sẵn.
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối)
Mời các bạn cùng quý thầy cô theo dõi nội dung Soạn Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối) được giáo viên KhoaHoc giải đáp chi tiết, chính xác các câu hỏi, bài tập có trong nội dung theo khung chương trình học SGK. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 7 trang 77 Tri thức Ngữ văn trang 77 KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Câu chuyện về con đường Thực hành đọc: Câu chuyện về con đường KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 73 Củng cố và mở rộng trang 73 KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Nói với con Nói với con KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 64 Thực hành tiếng Việt trang 64 KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 59 Thực hành tiếng Việt trang 59 KNTT 7 tập 2