Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 7 trang 77 Tri thức Ngữ văn trang 77 KNTT 7 tập 2
Tri thức Ngữ văn lớp 7 trang 77
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 77 KNTT 7 tập 2 nhằm hoàn thiện đáp án chính xác cho các câu hỏi có trong bài học, nâng cao kết quả học tập môn Văn lớp 7.
1. Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin
- Có nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin khác nhau cho một văn bản thông tin. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả khá quen thuộc, các tác giả cũng thường chọn cách đưa ra liên tiếp nhiều góc nhìn khác nhau về sự vật, hiện tượng để độc giả nhận thấy được tính phức tạp của vấn đề được đề cập. Cũng có khi người viết lần lượt trình bày về từng bộ phận của đối tượng muốn nói đến trước khi đưa ra một thông tin hay quan điểm nhìn nhận thông tin mang tính bao trùm.
- Việc chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin luôn phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được nói tới, vào mục đích viết và hiệu quả tác động đến người đọc.
2. Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- Đây là loại văn bản thuyết minh nói về đặc điểm của một trò chơi hay hoạt động, giúp người đọc có thể tham gia, thưởng thức hay đánh giá về trò chơi, hoạt động ấy một cách thuận lợi.
- Văn bản thường trình bày chi tiết về cách chơi, cách tổ chức hoạt động (thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia, các điều kiện phải đảm bảo,..) bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu, có thể kèm theo các hình vẽ hay bức ảnh mang tính minh hoạ.
3. Cước chú
- Cước chú là loại chú thích đặt ở chân trang hoặc cuối văn bản về một từ ngữ khó hiểu hay một nội dung chưa quen với phần lớn độc giả, vốn xuất hiện trong phần chính của trang hoặc của văn bản. Loại chú thích cho biết văn bản hay một số yếu tố của văn bản được lấy từ nguồn nào cũng được gọi là cước chú.
- Cước chú xuất hiện rất nhiều trong các văn bản thông tin (nhất là văn bản khoa học), văn bản nghị luận và văn bản văn học cổ được đời sau in lại.
- Nhờ cước chú, người đọc có thêm điều kiện để nắm bắt được một cách chính xác những thông tin, thông điệp, ý nghĩa của văn bản.
4. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo là những tài liệu mà người tạo lập văn bản tìm đọc và khai thác các thông tin cần thiết, có liên quan tới vấn đề được trình bày trong văn bản.
- Tài liệu tham khảo thường được ghi sau phần kết thúc của văn bản, có thể có nhiều đơn vị, được đánh số và sắp xếp theo một quy ước thống nhất.
- Thông qua danh mục tài liệu tham khảo được tác giả ghi lại, người đọc có thể có được những nhận định bước đầu về độ tin cậy của nội dung thông tin trong văn bản hay giá trị chuyên môn, khoa học của văn bản.
Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 7 trang 77 được giáo viên KhoaHoc giải đáp chi tiết, chính xác các câu hỏi, bài tập có trong nội dung theo khung chương trình học SGK. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 90 Thực hành tiếng Việt trang 90 KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Bản tin về hoa anh đào Bản tin về hoa anh đào KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô Lễ rửa làng của người Lô Lô KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 83 Thực hành tiếng Việt trang 83 KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Thuỷ tiên tháng Một Thuỷ tiên tháng Một KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Câu chuyện về con đường Thực hành đọc: Câu chuyện về con đường KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 73 Củng cố và mở rộng trang 73 KNTT 7 tập 2
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống KNTT 7 tập 2
- Soạn Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống - KNTT 7 tập 2