Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Chân trời sáng tạo 7 tập 1

125 lượt xem

Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - CTST 7 tập 1 được KhoaHoc biên soạn chi tiết trong bài viết dưới đây mời các bạn cùng tham khảo và hoàn thiện các câu hỏi có trong bài.

Chuẩn bị đọc

Câu 1 trang 59 sgk Ngữ văn CTST 7

Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen.

Trả lời:

Bài ca dao số 1

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng

Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Bài ca dao số 2

Thân chị như cánh hoa sen,

Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.

Lạy trời cho cả mưa rào,

Cho sấm, cho chớp, cho bão to gió lớn,

Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên!

Câu 2 trang 59 sgk Ngữ văn CTST 7

Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn, ... ) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Trả lời:

Bài ca dao trên là một bài thơ hay. Chỉ bằng những câu từ mộc mạc, giản dị kèm theo thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của ông cha ta nhưng đã kết hợp được khéo léo, tự nhiên, làm nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức. Mượn hình ảnh ẩn dụ "bông sen", tác giả dân gian đã thổi hồn, gửi gắm tình cảm, tâm tư để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm và sự thanh khiết, trong sạch của mình. Ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như điệp từ, sử dụng một số từ loại để lột tả được cây sen. Và câu thơ nhịp nhàng, thanh điệu cũng gợi cảm xúc lớn trong lòng người đọc.

Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

Trả lời:

Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết hợp chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở.

2. Liên hệ: Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong bài ca dao khác?

Trả lời:

Sen là loài hoa đại diện cho sự thuần khiết, thanh cao nên hình ảnh hoa sen được trưng bày trong nhà hoặc đeo những phụ kiện hình ảnh này như chiếc vòng tay hoa sen sẽ khiến tâm bạn được thanh tịnh, nhẹ nhàng hơn

Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Nghị luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Câu 1 trang 61 sgk Ngữ văn CTST 7

Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Trả lời:

Ý kiến nhỏ 1. 1: Câu thứ nhất: Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen trong đầm

Ý kiến nhỏ 1. 2: Câu thứ hai: Miêu tả từng bộ phận của cây sen

Ý kiến nhỏ 1. 3: Câu thứ ba: Câu chuyển

Ý kiến lớn 2: Những triết lí sống sâu sắc được gửi gắm một cách rõ nhất ở câu thứ tư.

Câu 2 trang 62 sgk Ngữ văn CTST 7

Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.

Trả lời:

Các lí lẽ, bằng chứng được dùng để làm sáng tỏ cho ý kiến gốm có:

- Tác giả dân gian khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn cùng trạng ngữ “trong đầm”.

- Liệt kê các bộ phận cây sen theo quan sát từ ngoài vào trong, ý nghĩa của từ “lại” và “chen”

- Sự chuyển đổi khéo léo của các trật tự từ, hình ảnh

- Giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu thơ thứ tư.

Câu 3 trang 62 sgk Ngữ văn CTST 7

Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.

Trả lời:

Văn bản được viết ra nhằm mục đích đưa ra các ý kiến bàn luận vẻ đẹp của hoa sen qua bài ca dao. Nội dung chính là bình luận vẻ đẹp của hoa sen từ cụ thể đến tượng trưng qua cách thể hiện của bài ca dao.

Câu 4 trang 62 sgk Ngữ văn CTST 7

Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện các mục đích của văn bản?

Trả lời:

Theo em không thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, nhỏ. Vì cách sắp xếp trật tự theo từng câu văn như vậy là hợp lí thể hiện nội dung.

Câu 5 trang 62 sgk Ngữ văn CTST 7

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

Trả lời:

Dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản phân tích một tác phẩm văn học:

- Có lí lẽ, dẫn chứng

- Kết hợp phân tích và nêu cảm nhận về một bài ca dao.

Câu 6 trang 62 sgk Ngữ văn CTST 7

Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.

Giáo viên KhoaHoc luôn hỗ trợ học sinh hoàn thiện các câu hỏi trong bài cũng như soạn văn 7 hay nhất các bạn có thể tham khảo từng bài soạn được sắp xếp theo đúng chương trình học SGK CTST 7 tập 1. Chuyên mục Ngữ văn 7 CTST tập 1 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Chân trời sáng tạo mới được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.

Cập nhật: 14/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội