Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ Soạn văn 6 bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 45 Cánh Diều
Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 45 Ngữ Văn 6 tập 1 trong bộ sách Cánh Diều được giáo viên KhoaHoc đăng tải chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.
1. Định hướng
a) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…) là kể về một sự việc, một hành động,… của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng “tôi”.
b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:
- Xác định một sự việc, hành động, tình huống,… của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…) mà em đã chứng kiến và để lại ấn tượng sâu sắc.
- Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kể để có cách trình bày phù hợp.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
- Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kể (nếu có).
- Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.
- Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động,… phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.
2. Thực hành
Bài tập trang 45 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Hãy kể lại cho cá bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình
Để nội dung bài kể đúng chủ đề và hấp dẫn được người nghe. Các em hãy làm thật tốt các bước sau:
a) Chuẩn bị trang 46 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
- Đọc và xác định yêu cầu của đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà,...) Ví dụ: Kể về một lần em bị ốm (đau), mẹ đã chăm sóc em như thế nào.
-Nhớ lại chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm.
- Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh hoạ cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết).
b) Tìm ý và lập dàn ý trang 46 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
- Tìm ý cho bài kể theo gợi dẫn:
+ Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà) để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Ví dụ: Em bị ốm (đau), được mẹ chăm sóc.
+ Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống đó diễn ra vào thời gian vào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến sự việc đó? Em rút ra bài học gì từ sự việc, tình huống đó?
- Lập dàn ý cho bài kể (có thể bằng sơ đồ tư duy):
+ Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
+ Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí.
Ví dụ: Với bài viết về trải nghiệm khi em bị ốm (đau), mẹ chăm sóc như thế nào, có thể triển khai theo gợi ý sau:
• Nêu lí do xuất hiện trải nghiệm: Em bị mưa ướt, cảm lạnh, người sốt.
- Trình bày diễn biến của trải nghiệm. Có thể trình bày theo gợi ý sau:
Thời gian, địa điểm | Suốt đêm mẹ ở trong phòng em, chăm sóc cho em |
Ngoại hình, tâm trạng | Gương mặt, ánh mắt mẹ lo lắng,... |
Hành động, cử chỉ | Mẹ lấy thuốc, dỗ dành em ăn cháo, uống thuốc, uống nước cam,... |
Ngôn ngữ, thái độ | Mẹ ân cần hỏi han, động viên em,... |
Tình cảm, cảm xúc của em khi được mẹ chăm sóc | Xúc động, thấy ân hận vì đã không nghe lời mẹ, thấy hạnh phúc, hiểu thêm tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc mà mẹ dành cho mình; thầm nhắc mình chú ý giữ gìn sức khoẻ để mẹ khỏi lo lắng, vất vả;... |
+ Kết thúc:
• Phát biểu suy nghĩ của mình về tấm lòng người mẹ đối với những người con.
• Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về trải nghiệm.
c) Nói và nghe trang 47 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Người nghe | Người nói |
- Kể về trải nghiệm theo dàn ý. - Sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến của sự việc, những từ phù hợp để tả các chi tiết về sự vật, hành động;... - Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói Và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo thời gian quy định. - Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có). | - Lắng nghe chăm chỉ để hiểu thông tin được chia sẻ. - Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm về trải nghiệm (nếu em có mong muốn) (Ví dụ: Vì sao bạn cho đây là trải nghiệm đáng nhớ?). |
d) Kiểm tra và chỉnh sửa trang 47 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
- Người nói:
+ So với yêu cầu ở mục c), em đã đạt được những gì?
+ Em muốn thay đổi điều gì trong bài nói đó?
- Người nghe:
+ Đối chiếu với yêu cầu ở mục c) để rút kinh nghiệm về kĩ năng nghe.
+ Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục không? Vì sao?
>>>> Tham khảo các bài viết mẫu Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình
Chuyên mục Soạn văn tập 1 Cánh diều bao gồm tất cả các câu hỏi thuộc bài soạn văn trong chương trình học sách Cánh diều mới được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 6. Nhằm hỗ trợ học sinh hoàn thiện các câu hỏi trong bài cũng như soạn văn 6 hay nhất các bạn có thể tham khảo từng bài soạn được sắp xếp theo đúng chương trình học SGK Cánh diều 6 tập 1.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Câu hỏi giữa bài phần đọc hiểu bài À ơi tay mẹ
- Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập một. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân trang 64
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng việt trang 41
- Theo em, trong sách Ngữ văn 6, tập 1, có những nội dung nào gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em? Hãy nêu lên một văn bản và làm sáng tỏ điều đó
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Sự tích Hồ Gươm trang 25
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài Thời thơ ấu của Hon-da
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Vẻ đẹp của một bài ca dao
- Câu hỏi giữa bài phần đọc hiểu bài: Ca dao Việt Nam