Soạn bài Nhớ rừng – Ông đồ: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc bài thơ Ông đồ
a) Hoàn thiện bảng dưới đây để thấy được những điểm đối lập của hình ảnh ông đồ trong bài thơ.
………………………….
c) Chỉ ra những điểm đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ (các biện pháp tu từ, thể thơ, tả cảnh, tả tình,…)
2. Luyện tập về câu nghi vấn
3. Luyện tập về viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
a) Viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.
b) Chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Bài làm:
1. Đọc bài thơ Ông đồ
a.
Nội dung miêu tả | Quá khứ | Hiện tại |
Không gian | Khung cảnh đông vui, náo nức khi xuân về | Không gian vắng lặng |
Thời gian | Mùa xuân với hoa đào nở | Mùa xuân |
Tình cảnh của ông đồ | -ng đồ được mọi người trọng vọng, ngưỡng mộ tài năng | Ông đồ đã bị mọi người lãng quên |
Tâm trạng của ông đồ | tâm trạng đầy đắc ý vì được trọng vọng, ông mang hết tài năng của mình ra hiến cho cuộc đời | tâm trạng bẽ bàng, sầu tủi. Tâm trạng cô đơn, tàn tạ, buồn bã, tủi phận. |
b. Sự đối lập ấy gợi ra trong người đọc nhiều suy ngẫm cùng cảm xúc xót thương, thương cảm cho tình cảnh của ông đồ. Từ người là trung tâm của sự chú ý, được xã hội trọng vọng, nay ông đã bị gạt ra rìa của cuộc sống và bị mọi người quên lãng.
Tâm sự của nhà thơ: như một lời tiếng than nhằm bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời.
c. Những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ:
- Nghệ thuật dựng cảnh tương phản: Một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã, hiu hắt…
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, vừa tả cảnh, vừa gợi lên được tâm trạng của con người.
- Thể thơ ngũ ngôn quen thuộc kết hợp với những hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm. Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng nhưng ẩn chứa đầy cảm xúc.
- Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng.
3. Luyện tập về viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
a. Viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.
- MB: Mỗi năm đến ngày tựu trường, em bồi hồi nhớ lại trường Tiểu học…(tên trường) mà em từng theo học. Ngôi trường này nằm trên con đường … và đến nay đã được … năm thành lập.
- KB: Tại ngôi trường Tiểu học … thân yêu, em đã được học những bài học đầu đời. Tại ngôi trường này em đã biết thêm bao điều hay lẽ phải. Những kỉ niệm đẹp đẽ với mái trường em sẽ nhớ mãi không quên.
b. Viết một đoạn văn thuyết minh ….. bài thơ Nhớ rừng
Nhớ rừng là một bài thơ có nhiều thành công về mặt nghệ thuật của tác giả Thế Lữ. Bao trùm bài thơ là cảm hứng lãng mạn với một nguồn cảm xúc sôi nổi, dạt dào. Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng con hổ bị giam cầm – một hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa để qua đó bày tỏ tâm sự, tiếng lòng của mình. Nghệ thuật đối lập, tương phản giữa cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1 và đoạn 4) và cảnh núi non hùng vĩ xưa nơi con hổ từng ngự trị (đoạn 2 và đoạn 3) cũng là một nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác phẩm. Hình ảnh thơ chọn lọc, gợi cảm, giàu chất tạo hình cùng ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú cũng là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho bài thơ Nhớ rừng.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Hịch tướng sĩ: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài văn bản thông báo: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Nhớ rừng – Ông đồ: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Hịch tướng sĩ: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Quê hương – Khi con tu hú giản lược nhất
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Nước Đại Việt ta: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Nhớ rừng – Ông đồ giản lược nhất