Soạn bài Ôn tập trang 53 CTST 7 Ôn tập trang 53 Ngữ văn Chân trời sáng tạo 7 tập 1

285 lượt xem

Soạn bài Ôn tập trang 53 Ngữ văn Chân trời sáng tạo 7 tập 1 được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trả lời các câu hỏi trong bài cũng như hoàn thành soạn văn 7 hay nhất.

Câu 1 trang 53 sgk Ngữ văn CTST 7

Dựa vào đâu để em khẳng định rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn?

Trả lời: Dựa vào đặc điểm của truyện ngụ ngôn:

- Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ưng xử của con người trong cuộc sống.

- Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống.

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người

- Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm, ... ) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.

- Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình.

- Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng ... )

- Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể.

Câu 2 trang 53 sgk Ngữ văn CTST 7

Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả như thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi là gì?

Trả lời:

- Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch đã khiến nó mất mạng còn các ông thầy bói đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

- Từ đó em rút ra bài học chung là cần có cái nhìn toàn diện để nhìn nhận các sự việc trong cuộc sống, tránh cái nhìn phiến diện chủ quan.

Câu 3 trang 53 sgk Ngữ văn CTST 7

Trong hai truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em thích truyện nào hơn? Vì sao?

Trả lời:

Trong hai truyện này em thích truyện Hai người bạn đồng hành và con gấuvì nó đã đưa đến bài học quý giá về tình bản: Những người bạn tốt không bỏ rơi nhau lúc khó khăn.

Câu 4 trang 53 sgk Ngữ văn CTST 7

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?

b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp.

Trả lời:

a. Khi viết một bài văn kể lại lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến tính chân thật, chi tiết của sự việc.

b. Em tìm câu trong bài và đặt dấu chấm lửng phù hợp.

Câu 5 trang 53 sgk Ngữ văn CTST 7

Cho biết:

a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách nào?

Trả lời:

a. Để chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn hấp dẫn cần:

- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn, phù hợp với tình huống của truyện.

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.

- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.

b. Có thể thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách luyện tập thường xuyên, chăm chỉ đọc tài liệu.

Câu 6 trang 53 sgk Ngữ văn CTST 7

Câu 7 trang 53 sgk Ngữ văn CTST 7

KhoaHoc luôn hỗ trợ học sinh hoàn thiện các câu hỏi trong bài cũng như soạn văn 7 hay nhất các bạn có thể tham khảo từng bài soạn được sắp xếp theo đúng chương trình học SGK CTST 7 tập 1. Chuyên mục Ngữ văn 7 CTST tập 1 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Chân trời sáng tạo mới được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.

Cập nhật: 14/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội