Soạn bài Ôn tập trang 30 CTST 7 Ôn tập Ngữ văn Chân trời sáng tạo 7 tập 1

  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi Soạn bài Ôn tập trang 30 CTST 7 tập 1 để trả lời cho các câu hỏi có trong bài và hoàn thiện soạn văn 7.

Câu 1 trang 30 sgk Ngữ văn CTST 7

Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở):

Văn bản

Phương diện so sánh

Lời của cây

Sang thu

Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

Trả lời:

Văn bản

Phương diện so sánh

Lời của cây

Sang thu

Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Nội dung:

+ Đều miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên quan cách cảm nhận tinh tế, thú vị của nhà thơ

+ Đều gửi gắm tình yêu, sự trân trọng với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ

+ Đều gửi gắm những thông điệp ý nghĩa

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng các biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, so sánh để miêu tả hình tượng nhiên nhiên đầy hấp dẫn, ấn tượng

+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị, trong sáng

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Thể hiện quá trình lớn lên của hạt mầm; ý nghĩa của cây cối với cuộc sống của con người

- Thể thơ bốn chữ

- Giọng điệu dí dỏm, tự nhiên, hồn nhiên, ngây thơ

- Thể hiện những thay đổi vô cùng tinh tế của thiên nhiên đất trời khi giao mùa (sang thu); gửi gắm những chiêm nghiệm, suy nghĩ về đời người, cuộc sống…

- Thể thơ năm chữ

- Giọng điệu suy tư, sâu lắng, chiêm nghiệm

Câu 2 trang 30 sgk Ngữ văn CTST 7

Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:

Chừng như thu ngấp nghé

Trong hương vườn đâu đây

Khói lam chiều rất nhẹ

Sông vừa vơi vừa đầy

(Tạ Hữu Yên, Sang mùa)

Trả lời:

- Thể thơ: năm chữ

- Vần chân: nghé – nhẹ; đây – đầy

- Nhịp 3/2

Câu 3 trang 30 sgk Ngữ văn CTST 7

Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ được gạch dưới không. Vì sao?

“Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rì mãivẫn không thấy người quản tượng đi ra.”

(Vũ Hùng, Ông Một)

Từ đó cho biết phó từ đảm nhận chức năng gì?

Trả lời:

- Không thể lược bỏ các từ: mãi, vẫn, không vì sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu văn.

- Chức năng của phó từ:

+ Phó từ là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác là tính từ, động từ và trạng từ với tác dụng bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.

+ Các ý nghĩa mà phó từ có thể bổ sung cho các từ ngữ khác mà nó đi kèm là ý nghĩa về mối quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, khả năng, phủ định, khẳng định, kết quả, hướng,…

Câu 4 trang 30 sgk Ngữ văn CTST 7

Em rút ra được bài học gì khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

Trả lời:

- Các bài thơ giúp bộc lộc tình cảm, cảm xúc của em một cách chân thành, ấn tượng và độc đáo.

- Làm thơ như một cách để rèn luyện, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cũng như trau chuốt kĩ năng dùng từ, sáng tạo cách diễn đạt…

- Nắm được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; hiểu những quy định chung của một bài thơ bốn / năm chữ.

Câu 5 trang 30 sgk Ngữ văn CTST 7

Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó.

Câu 6 trang 30 sgk Ngữ văn CTST 7

Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khoá, các kí hiệu và sơ đồ?

Trả lời:

- Vì khi dùng từ khoá, kí hiệu và sơ đồ sẽ không chỉ trình bày được đúng và đủ những ý mà người khác trình bày mà còn đảm bảo sự ngắn gọn, khoa học và ấn tượng, hấp dẫn

Câu 7 trang 30 sgk Ngữ văn CTST 7

Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

- Giúp ta cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó thêm yêu và trân trọng cuộc sống của chính mình

- Mang đến cho con người những cảm xúc tích cực

- Hình thành lối sống tích cực, yêu thương và chan hoà hạnh phúc

  • 265 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 7 CTST tập 1