Soạn bài Ôn tập trang 79 Chân trời sáng tạo Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập trang 79 Chân trời sáng tạo được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em soạn bài chi tiết, đầy đủ hy vọng sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết bài soạn Ôn tập trang 79, các em cùng tham khảo nhé.
Soạn bài Ôn tập trang 79
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):
Văn bản | Chủ đề | Hình thức nghệ thuật đặc sắc |
Hương Sơn phong cảnh |
|
|
Thơ duyên |
|
|
Lời má năm xưa |
|
|
Nắng đã hanh rồi |
|
|
Trả lời:
Văn bản | Chủ đề | Hình thức nghệ thuật đặc sắc |
Hương Sơn phong cảnh | Thiên nhiên, phong cảnh | Điệp từ, từ ngữ biểu cản. từ láy |
Thơ duyên | Thiên nhiên | Hình ảnh trữ tình, liên tưởng, từ láy, nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc |
Lời má năm xưa | Hồi ức, tình cảm với thiên nhiên , loài vật | Hình thức kể chuyện, từ ngữ đặc trưng của vùng miền |
Nắng đã hanh rồi | Thiên nhiên | Tả cảnh thiên nhiên, cách gieo vần |
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.
Trả lời:
Dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ bao gồm chủ thể ẩn và chủ thể xuất hiện trực tiếp:
+ Hương sơn phong cảnh: chủ thể ẩn
+ Thơ duyên, nắng đã hanh rồi: chủ thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng ''anh'' và ''em''
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?
Trả lời:
+ Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
+ Hiểu được chủ đề cũng như nội dung chính của bài thơ
+ Hiểu được nghệ thuật mà tác giả dùng trong bài
+ Tìm được chủ thể trữ tình của bài thơ
+ Ý nghĩa , cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy rút ra những điều cần lưu ý:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
Trả lời:
+ Xác định đề tài, mục đích viết
+ Lập dàn ý
+ Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết
+ Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học
+ Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe
+ Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ
+ Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp
- Soạn bài Hương Sơn phong cảnh Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thơ duyên Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lời má năm xưa Chân trời sáng tạo
- Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nắng đã hanh rồi Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam CTST
Soạn bài Ôn tập trang 79 Chân trời sáng tạo được Khoahoc chia sẻ trên đây. Với phần soạn bài chi tiết trên đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em tham khảo, củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy bài soạn bổ ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh, tiếng Anh...có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Các điểm công nghiệp đơn lẻ ở nước ta thường hình thành ở vùng
- Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Huyện Trìa xử án Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 107 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 34 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 148 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Xã trưởng-mẹ Đốp Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê CTST
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Chợ nổi-nét văn hóa sông nước miền Tây Chân trời sáng tạo