Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam CTST Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Chân trời sáng tạo được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong phần cuối bài đầy đủ, chi tiết hy vọng sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chính của bài soạn Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam các em cùng tham khảo nhé
Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
* Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
Trả lời:
- Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
Ví dụ di sản văn hóa ở quê hương: Ca chù, chèo, di tích cố đô Huế…
Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Trả lời:
Quy trình làm tranh Đông Hồ
Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.
Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.
In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.
Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.
Ví dụ: Bức họa Nhảy đầm, có lẽ là đề tài không mấy quen thuộc với người Đông Hồ và nông dân Việt Nam nói chung, nhưng nó là một cảnh có thực khi người phương Tây sang Việt Nam, không có lý do gì mà những họa sĩ dân gian từ chối không miêu tả lại. Bức họa cho thấy trong một quán bar, có treo đèn điện và quạt trần, cạnh bàn chủ quán có máy hát quay tay. Một chú bé hầu bàn đang bưng rượu, một đôi trai gái người Việt đang tán tỉnh nhau, còn hai cặp nam nữ Tây đang nhảy đầm.
* Đọc văn bản:
1. Theo dõi: Đoạn văn in nghiêng này có vai trò thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?
Trả lời:
- Tóm tắt nội dung chính đề cập ở nội dung bài.
- Đoạn văn in nghiên đưa ra nội dung khái quát của văn bản, giúp người đọc tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng hơn
2. Đọc lướt: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?
Trả lời:
Tranh “Lợn đàn” đã sử dụng rất nhiều những màu sắc khác nhau như:
+ Màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm
+ Màu vàng từ hoa hòe
+ Màu đỏ từ sói son, gỗ vang
3. Theo dõi: Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ.
Trả lời:
Các công đoạn tạo nên bức Tranh Đông Hồ là vô cùng tỉ mỉ, phức tạo và cầu kì.
+ Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo
+ Can lại bản thảo rõ nét cùng với màu sắc phù hợp
+ In thành từng chồng. Dùng bìa đã quét đẫm màu
+ Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm
4. Theo dõi: Đoạn cuối này hé mở thêm điều gì trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?
Trả lời:
- Đoạn cuối này cho thấy người viết luôn tin và mong đợi nghề tranh Đồng Hồ sẽ được quan tâm và phát triển trở lại.
- Khát vọng gìn giữ một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
* Sau khi đọc:
Nội dung chính: Văn bản đã nêu nên những đặc điểm đặc trưng của tranh Đông Hồ đồng thời ngợi ca và khẳng định giá trị của loại hình nghệ thuật đặc sắc này trong thể hiện văn hóa dân tộc.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.
Trả lời:
+ Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo
+ Can lại bản thảo rõ nét cùng với màu sắc phù hợp
+ In thành từng chồng. Dùng bìa đã quét đẫm màu
+ Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm
Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.
Trả lời:
Đề tài: nói về tranh Đông Hồ- một nét văn hóa dân gian của Việt Nam
Những đoạn có yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm
+ ''Cả làng tất bật, chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sức màu của giấy điệp..''
+ ''Chợ tranh đông vui, sầm uất..''
+ ''Chế tác khéo léo, công phu''
+ ''Rộn ràng tranh Tết''
Mục đích: bày tỏ cảm xúc, sự công nhận, thán phục của người viết đối với nghệ thuật tranh Đông Hồ
Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, nội dung của các mục 1,2,3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?
Trả lời:
Mục 1,2,3 của văn bản trên đã góp phần nổi bật ý chính của văn bản: tranh Đông Hồ là gì, trông như thế nào, chất liệu và cách làm ra một bức tranh ra sao. Đây là những ý giúp người đọc thấy và hiểu rõ được điều mà tác giả muốn nói đến là gì
- Soạn bài Thơ duyên Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lời má năm xưa Chân trời sáng tạo
- Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nắng đã hanh rồi Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ CTST
- Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống, Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật CTST
Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam CTST được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố thêm kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy bài soạn bổ ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh, tiếng Anh...có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Các điểm công nghiệp đơn lẻ ở nước ta thường hình thành ở vùng
- Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Xã trưởng-mẹ Đốp Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Huyện Trìa xử án Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống, Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật CTST
- Soạn bài Hương Sơn phong cảnh Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam CTST
- Soạn bài Huyện Trìa xử án Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 79 Chân trời sáng tạo