Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 125 Tập 1 sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức
Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 125 Tập 1 sách KNTT được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em soạn bài một cách chi tiết, ngắn gọn, hy vọng các em sẽ nắm được nội dung của bài. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài soạn, các em tham khảo nhé.
Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10
1. Chèo
- Chèo nguyên là một loại hình kịch dân gian, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được diễn ở sân đình trong thời gian có các lễ hội. Về sau, chèo được chuyên nghiệp hóa dần với sự hình thành của các gánh chèo, đoàn chèo
- Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khi dân tộc độc đáo, trên cơ sở một tích trò (còn gọi là tích truyện, chèo bản hay đơn giản là tích) có sẵn
- Tích trò là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của vở chèo, làm điểm tựa cho toàn bộ hoạt động biểu diễn, tuy có tính ổn định nhưng vẫn để ngỏ khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên. Vì thế, một tích trò có nhiều dị bản là một sáng tạo mang tính tập thể. Tích trò của chèo dân gian (tích chèo) thường được xây dựng dựa vào truyện cổ tích hay truyện thơ Nôm, thể hiện các đề tài sinh hoạt, đạo đức gần gũi với khán giả bình dân.
- Nhân vật của chèo không xa lạ với đời sống thường ngày của người dân lao động xưa, gồm nhiều hạng người trong xã hội, có địa vị, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác khác nhau. Xét theo tính cách, nhân vật chèo được phân thành hai loại chính: vai chín (tích cực) và vai lệch (tiêu cực). Mỗi loại nhân vật thường tự biểu hiện mình bằng một số làn điệu hát và động tác múa đặc trưng. Gây được ấn tượng mạnh nhất trong các vở chèo thường là những vai nữ, vai hề.
2. Tuồng
- Tuồng là một loại hình kịch hát cổ truyền của dân tộc, phát triển mạnh dưới triều Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ. Tuồng có hai bộ phận tương đối khác biệt nhau là tuồng cung đình và tuồng dân gian.
- Nghệ thuật tuồng mang tính tổng hợp, phối hợp cả văn học, ca nhạc và vũ đạo. Tích tuồng dân gian giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm các thói hư tật xấu hay đả kích một số hạnh người nhất định trong xã hội. Một tích tuồng thường có nhiều dị bản, do nó được bổ sung, nắn chỉnh thường xuyên trong quá trình biểu diễn, lưu truyền.
- Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác sách KNTT
- Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời sách KNTT
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 112 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề sách KNTT
- Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề sách KNTT
- Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 10 trang 121 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Xúy Vân giả dại sách KNTT
Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 125 Tập 1 sách KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Cánh diều
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ sách KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm sách KNTT
- Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia sách KNTT
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 72 Tập 1 sách KNTT
- Soạn bài Thế giới mạng và tôi trang 95 sách KNTT
- Soạn bài Mùa xuân chín sách KNTT
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 sách KNTT
- Soạn bài Huyện đường sách KNTT
- Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác sách KNTT
- Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu sách KNTT