Soạn giản lược bài đi đường (Tẩu lộ)
1 lượt xem
Soạn văn 8 đi đường (Tẩu lộ) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Các bạn tự đọc và hiểu các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.
Câu 2:
Bài thơ được viết tuân thủ đúng theo cấu trúc của bài thơ tứ tuyệt Đường luật gồm bốn phần:
- Câu 1: khai (mở đầu, khai triển ý)
- Câu 2: thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai)
- Câu 3: chuyển (chuyển ý)
- Câu 4: hợp (tổng hợp lại)
Câu 3:
Việc sử dụng các điệp từ để đạt hiệu quả:
- Các điệp từ sau: tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san – trùng san – trùng san lặp lại trong cả bài thơ.
- Việc sử dụng các điệp từ này trong bài tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ. Nhấn mạnh sự khó khăn, vất vả của người đi đường hay chính người cách mạng
Câu 4:
Phân tích các câu thơ:
- Câu thứ hai: "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng": miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Sử dụng điệp từ "trùng san" (núi cao) nhấn mạnh hơn nữa sự vất vả này, làm cho câu thơ càng trở nên sâu sắc.
- Câu thứ tư: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" đưa ra ngụ ý : Cũng như nỗi vất vả của người đi đường núi để đến được đỉnh núi cao nhất. Con người trong cuộc sống sẽ phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ để thấy được vinh quang, cứ đi sẽ đến, cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.
Câu 5:
- Bài thơ "Đi đường" không thuộc loại thơ tả cảnh hay tự sự. Bởi vì bài thơ này với ngôn từ giảm dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.
- Nội dung: thiên về suy nghĩ, triết lý nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.
- Ý nghĩa: từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đi đường
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài nhớ rừng
- Soạn giản lược bài thuế máu
- Soạn giản lược bài ôn tập về văn bản thuyết minh
- Soạn giản lược bài bàn luận về phép học (Luận học pháp)
- Soạn giản lược bài hội thoại
- Soạn giản lược bài ngắm trăng (Vọng nguyệt)
- Soạn giản lược bài tức cảnh Pác Bó
- Soạn giản lược bài hịch tướng sĩ
- Soạn giản lược bài quê hương
- Soạn giản lược bài ôn tập về luận điểm
- Soạn giản lược bài Viết bài tập làm văn số 6
- Soạn giản lược bài lựa chọn trật tự từ trong câu( luyện tập)