Soạn giản lược bài luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
Soạn văn 8 bài luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Đề bài: "Thuyết minh về cái phích nước" (bình thủy)
Bài làm
I. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Đối tượng: Cái phích nước
- Phương pháp: Phân tích, so sánh, phân loại, dùng số liệu…
II. Dàn ý:
a. Mở bài: giới thiệu chiếc phích nước
b. Thân bài: Trình bày
- Phân loại phích: Loại vừa (1,2 -1,5 lít); loại to (2 lít)
- Xuất xứ: phích Rạng Đông, phích Trung Quốc...
- Cấu tạo bên ngoài:
- Vỏ phích: Chất liệu: bằng nhựa hoặc sắt, được trang trí.
- Màu sắc: Trắng, xanh, tím...
- Cấu tạo bên trong: Ruột phích, lòng phích tráng bạc -> ngăn sự truyền nhiệt.
- Công dụng: giữ nhiệt nước nóng trong vòng 6 tiếng, nước từ 100 độ còn 70 độ.
- Cách sử dụng và bảo quản:
- Khi mới mua về...
- Dùng xong phải đậy ngay nút và nắp phích.
- Để nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em
c. Kết bài: vai trò của phích nước trong đời sống hàng ngày
Văn mẫu
Trong mỗi gia đình đều có rất nhiều vật dụng gắn bó và phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của chúng ta, nhưng không thể không kể đến chiếc phích nước. Chiếc phích đựng nước ấm pha trà cho bố, nước nóng giúp mẹ nấu cơm nhanh hơn và được dùng pha li sữa thơm ngon cho em. Có thể nói phích nước là một đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng trong cuộc sống.
Về nguồn gốc ra đời, bình thủy (hoặc phích nước) là phát minh của nhà vật lý – hóa học người Scotland (bắc Anh quốc) có tên là Sir James Dewar vào năm 1892. Năm 1904, những chiếc bình thủy đầu tiên đã xuất hiện trên thị trường Đức. Bình thủy có cấu trúc hai lớp (làm bằng thủy tinh, kim loại hoặc nhựa polymer), giữa hai lớp này là một lớp chân không giữ vai trò cách nhiệt.
Ngoài thị trường có rất nhiều loại phích nước với kích thước, to nhỏ khác nhau, loại nhỏ chứa độ khoảng nửa lít, loại lớn ba bốn lít nước nhưng phổ biến nhất là loại từ lít rưỡi đến hai lít. Màu sắc các loại phích rất đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách tiêu dùng. Hiện nay phích nước có rất nhiều cơ sở sản xuất, nhưng có uy tín trên thị trường là phích nước Rạng Đông do Việt Nam sản xuất, có giá thành hợp lí và chất lượng sử dụng rất tốt.
Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy thường được làm bằng sắt, nhôm, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. Nút nhựa hoặc sắt, hoặc tráng men, in hoa hay bình chim, hình thú rất đẹp. Nút phích bằng gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng được làm bằng chất dẻo, quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa. Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.
Nếu đựng nước trong phích, nước sẽ chỉ tiếp xúc với lớp thủy tinh bên trong và không liên quan tới một hóa chất độc hại nào cả. Chính vì vậy, ý kiến cho rằng dùng nước trong phích để uống hay để nấu cơm mà mắc bệnh là không có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, nếu ruột phích bị nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc, ảnh hưởng tới độ tinh khiết và không tốt với sức khỏe. Ruột phích bị nứt vỡ thường gây hiện tượng nóng vỏ phích, nước nguội rất nhanh, có thể thấy những vảy ánh bạc trong nước từ phích đổ ra, và có thể thấy vết nứt vỡ trong lòng phích. Trong trường hợp này, bạn cần thay ngay ruột phích. Cần tráng rửa sạch phích trước lần sử dụng đầu tiên.
Về công dụng của phích nước thì vô cùng tiện lợi mỗi khi chúng ta cần sử dụng nước nóng. Một phích nước tốt thì có thể giữ được nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng từ 8 đến 10 tiếng. Người ta dùng nước trong phích để pha trà, pha sữa, rửa ấm... hoặc mang đi xa ở những nơi không có điều kiện đun nấu.
Tuy nhiên, để sử dụng phích nước được bền và hiệu quả hơn, chúng ta cần sử dụng và giữ gìn đúng cách. Khi bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp. Vào mỗi buổi sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
Phích nước thực sự là một đồ dùng có giá cả phù hợp, hữu ích với mỗi gia đình trong cuộc sống. Hãy sử dụng và trân trọng đồ dùng thân thiết này, các bạn nhé!
Tham khảo thêm một số bài văn thuyết minh về đồ dùng:
- Thuyết minh về chiếc điện thoại di động
- Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện
- Thuyết minh về chiếc xe đạp
- Thuyết minh về quyển sách Ngữ văn 8 tập 1
- Thuyết minh về chiếc cặp học sinh
- Thuyết minh về kính đeo mắt
- Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài ôn dịch, thuốc lá
- Soạn giản lược bài ôn luyện về dấu câu
- Soạn giản lược bài trong lòng mẹ
- Soạn giản lược bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Soạn giản lược bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Soạn giản lược bài trường từ vựng
- Soạn giản lược bài tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Soạn giản lược bài tôi đi học
- Soạn giản lược bài từ tượng hình, từ tượng thanh
- Soạn giản lược bài vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Soạn giản lược bài tức nước vỡ bờ
- Soạn giản lược bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ