Soạn giản lược bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 8 bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Phần luyện tập

Câu 1:

a.

  • Đối tượng: rừng cọ
  • Vấn đề: vẻ đẹp của rừng cọ và tình cảm của người dân sông Thao với rừng cọ.
  • Thứ tự trình bày: miêu tả hình dáng cây cọ, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó của cây cọ với người dân sông Thao.
  • Theo em không thể thay đổi trật tự sắp xếp của văn bản vì các ý trong bài rất rõ ràng, mạch lạc và thể hiện sự logic.

b. Chủ đề văn bản: Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi.

c. Chủ đề của văn bản được thể hiện qua nhan đề , các ý miêu tả hình dáng, Sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ của tác giả, tác dụng của cây cọ và tình cảm giữa cây và con người.

d. Các từ ngữ, các câu thể hiện chủ đề của văn bản là:

  • Các từ ngữ: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ...
  • Các câu: "Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng" hay "Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ".

Câu 2: Các ý (b), (d), (e) sẽ làm cho bài viết bị lạc đề vì khi đưa các ý này vào sẽ không đảm bảo tính thống nhất chủ đề.

Câu 3:

  • Các ý (c) và (g) không hợp chủ đề “dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong văn bản "Tôi đi học". Vì chủ thể của các cảm xúc là của nhân vật “Tôi” trong văn bản Tôi đi học.
  • Thay đổi cách diễn đạt như sau:
    • (b) Con đường đến trường vốn quen thuộc hàng ngày nhưng “tôi” bỗng cảm thấy lạ, cảnh vật hình như cũng có nhiều đổi thay.
    • (e) “tôi” cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn.
    • (h) “Tôi” cảm thấy gần gũi, thân quen với lớp học, thầy giáo và những người bạn mới.

  • 1 lượt xem