Soạn văn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tìm các từ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây
2. Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác
- Cha: thầy, bọ, tía, bố
- Mẹ: u, bầm, bu, má
- Bác: bá
- Anh cả: anh hai
- Cố: cụ
- Anh: eng
- Chị: ả
3. Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương em.
- Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
- Anh em như thể tay chân…
- Chị ngã em nâng.
- Có cha có mẹ thì hơn.
- Không cha không mẹ như đờn đứt dây.
- Thật thà như thể lái trâu.
Thương nhau như thể nàng dâu mẹ chồng
- Bài thơ: Tiếng quê
(Nguyễn Hữu Quý)
Cái sân mạ gọi cái cươi.
Vắt là bặn, ngái ngôi chẳng gần.
Xeng mầm gọi ngọn mầm xanh.
Gốc là coộc,rễ thành rẹn cây.
Chạc là để gọi thay dây.
Tơ hồng trời buộc đó đây một miền.
Thương anh thì nói thương eng.
Út ơi! Hai tiếng chị em ngọt ngào.
Thơ vui về tiếng Huế
Đi đâu thi` nói “đi mô”
“O nớ” ám chỉ “Cái Cô” chung trường
“Ốt dột” khi tui nói thương
Có nghĩa “mắc cỡ” má vương nụ hồng.
“Khôn” là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng, “khôn muốn lấy dôn”
=> Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)