-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Nội dung chính bài Hai chữ nước nhà
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Muốn làm thằng Cuội"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam. Ông thường mượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.
- Bài thơ: là bài thơ mở đầu tập thơ “Bút quan hoài” (1924); lấy cảm hứng từ đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta
2. Phân tích bài thơ
a. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa nhan đề
- Nội dung: Là lời trăng trối của người cha với con trước giờ vĩnh biệt, trong bối cảnh đau thương nước mất nhà tan. Qua đoạn trích “Hai chữ nước nhà”, Á Nam trần Tuấn Khải đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình, thống thiết của tác giả đã tạo nên giá trị đoạn thơ trích.
- Nhan đề của bài thơ
- Nhà: đạo hiểu của người con
- Nước: tung với vua với nước. Mối quan hệ mật thiết gắn bó của chữ trung và chữ hiếu.
- => Khi tổ quốc lâm nguy chữ trung được đặt lên cao
b. Cuộc chia tay và tâm trạng của người cha
- Hoàn cảnh: Nguyễn Phi Khanh phải vĩnh viễn rời xa Tổ quốc cho tới ngày trở thành nắm xương tàn nơi đất khách quê người. Nguyễn Trãi phải vĩnh viễn xa cha, chữ hiếu của phận làm con dang dở, để về gánh vác chữ trung. Con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu nhưng thù nhà nợ nước còn đấy, cha đành dằn lòng khuyên con ở lại vì nghĩa lớn.
- Tâm trạng: đau đớn, xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả. Buồn đau tê tái cha bước đi âm thầm lặng nhìn con, con nhìn cha đau đớn, thảm sầu.
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa:
- Lời khuyên răn, dặn dò có ý nghĩa như một lời trăng trối.
- Nó thiêng liêng, xúc động khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm, bàn tay phải nắm chặt chuôi gươm, trái tim phải có nhịp đập mạnh hơn lúc nào hết.
c. Hiện trạng đất nước trong cảnh đau thương tang tóc
- Bốn phương máu lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con: Hiện lên tình hình đất nước tang tóc, đau thương nhằm kể tội ác của giặc ngoại xâm
⇒ Nỗi đau vò xé trong lòng. Nỗi đau thương nước mất nhà tan thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phận cá nhân trỏ thành nỗi đau non nước, kinh động đất trời.
⇒ Đó còn là tâm trạng của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV, vừa là tâm trạng của tác giả và nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX.
d. Thế bất lực của ngươì cha và lời trao gửi cho con.
- Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, dành chịu hố tay, thân lươn) và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Cuộc chia tay và tâm trạng của người cha
Cuộc chia tay cảm động giữa hai cha con Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan. Cuộc chia li diễn ra chốn ải Bắc đìu hiu buồn bã với mây sầu gió thẳm, hổ thét, chim kêu... Ải Bắc (ải Nam quan) nơi rào giậu của đất nước. Tâm trạng của kẻ sắp ra đi vĩnh viễn phủ lên khung cảnh vốn đã heo hút, ảm đạm một màu tang tóc, thê lương. Tâm sầu, cảnh sầu cũ khơi gợi lẫn nhau thành một mối sầu thảm tái tê, u hoài dằng dặc
- Hoàn cảnh đau đớn, éo le: cha bị bắt giải sang Trung Quốc không mong ngày trở về- nước mất nhà tan, cha con li biệt.
- Hình ảnh: “hạt máu nóng”, “hồn nước”, "tầm tã châu rơi”: Tận cùng đau đớn, tận cùng xót xa.
- Lời cha khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nước đền nợ nhà.
⇒ Lời khuyên có ý nghĩa như lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm hơn bao giờ hết khiến người đọc khắc cốt ghi xương.
2. Hiện trạng đất nước trong cảnh đau thương tang tóc
Tình trạng: bốn phương máu lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con: Hiện lên tình hình đất nước tang tóc, đau thương nhằm kể tội ác của giặc ngoại xâm:
- Hiện thực đất nước được vạch trần qua lời cha:" Than vận nước... dễ còn thương đâu", bốn phương khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con -> Gợi hình ảnh một đất nước đang bị giặc ngoại xâm giày xéo thương tâm. Tất cả tạo nên một lời tố cáo đanh thép trong nỗi căm giận không cùng
- Tác giả sử dụng một loạt hình ảnh , từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh , sâu sắc của người cha trước cảnh nước mất nhà tan. Giọng thơ trở nên lâm li thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm. Mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa cay đắng kể ra tội ác của giặc gây ra cảnh nước mất nhà tan
Tình cảm yêu nước của tác giả được thể hiện ở:
- Nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất, nhà tan. Hoá thân vào nhân vật Nguyễn Phi Khanh- một nạn nhân vong quốc ( mất nước) đang đi đến chỗ chết để miêu tả hiện tình đát nước và kể tội quân xâm lược.
- Người cha nhắc nhở đến lịch sử hào hùng của dân tộc: "Giống Lạc Hồng hoàng thiên đã định", "Giống Lạc Hồng xua nay kém gì" như một lời nhắc nhở đến lịch sử hào hùng của dân tộc
3. Thế bất lực của ngươì cha và lời trao gửi cho con.
- Ông nói phận mình bất lực để ủy thác tất cả cho con, cha "tuổi già sức yếu", lại gặp cơn nguy nan, đành uất hận, tủi hờn mà bó tay. Khơi gợi lại truyền thống kiên cường bất khuất của tổ tiên, người cha muốn thắp lên trong người con tin yêu của mình ngọn lửa căm thù xâm lăng, ngọn lửa ý chí quyết tâm khôi phục cơ đồ nước nhà và là cả niềm hi vọng lớn vào con trước khi đi mãi. Lời trao gửi nặng tựa Thái sơn. Nước mất thì nhà cũng tan, thù nhà chỉ có thể trả được khi thù nước đã rửa sạch. Nguyễn Phi Khanh muốn con mình biến nỗi đau mất cha thành nỗi hận mất nước.
4. Tổng kết
- Nội dung: mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
- Nghệ thuật:
- Kết hợp tự sự với biểu cảm.
- Thể thơ truyền thông, phong phú về nhịp điệu.
- Giọng điệu trữ tình thống thiết.
- Ý nghĩa: Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.
Xem thêm bài viết khác
- Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần
- hi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả để bắt một con chó hàng xóm, nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn". Ý nghĩa của nhân vật “tôi” như thế nào?
- Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần, riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn
- Nội dung chính bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn trích Hai cây phong
- Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau
- Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 và giải thích công dụng của chúng
- Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
- Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
- Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
- Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau: xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Trong lòng mẹ