Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biêu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy
Câu 1: (Trang 124 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biêu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.
a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
b) Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
c) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
d) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
(Nguyễn Đình Thi)
e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau [...]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố)
Bài làm:
a) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân).
Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba là quan hệ giải thích (vế thứ ba sau dấu hai chấm giải thích cho những điều nêu ở vế thứ hai “hôm nay tôi đi học”).
b) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện (vế có từ “nếu” chỉ điều kiện, vế thứ hai chỉ kết quả “thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến mức nào”).
c) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: (quan hệ qua lại) quan hệ đồng thời. Vế một nêu quyền lợi mà chủ tướng (ta), vế hai nêu ý quyền lợi của các tướng sĩ (các ngươi) cùng gắn bó trên mọi lĩnh vực.
d) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản (vế thứ nhất có từ “tuy” tương phán ý nghĩa với vế thứ hai).
e) Đoạn trích có hai câu ghép.
Câu ghép thứ nhất, các vế câu có quan hệ nối tiếp, tăng tiến qua từ “rồi”.
Câu ghép thứ hai, các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ yếu hơn chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Luyện nói Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Muốn làm thằng Cuội
- Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau đây: lưới, lạnh, tấn công
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Hai cây phong
- Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
- Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép)
- Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào?
- Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc?
- Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt?
- Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Muốn làm thằng cuội
- Soạn văn bài: Tình thái từ