Soạn giản lược bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
Soạn văn 8 bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 1: Công dụng của dấu ngoặc đơn:
- a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ trong dấu ngoặc kép.
- b. Đánh dấu phần thuyết minh.
- c. Dấu ngoặc đơn thứ nhất đánh dấu phần bổ sung (người nói). Dấu ngoặc đơn thứ hai: thuyết minh làm rõ phương tiện ngôn ngữ (từ, câu…)
Câu 2: Công dụng dấu hai chấm
- a. Đánh dấu phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.
- b. Báo trước lời đối thoại của Dế Choắt với Dế Mèn + thuyết minh phần nội dung lời khuyên của Dế Choắt.
- c. Đánh dấu phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào?
Câu 3:
- Có thể bỏ dấu hai chấm
- Tác giả sử dụng dấu hai chấm nhằm mục đích nhấn mạnh.
Câu 4:
- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn
- Nếu thay thì bộ phận trong dấu ngoặc đơn chỉ mang ý nghĩa giải thích đi kèm.
- Nếu viết Phong Nha gồm: Động khô và Động nước. thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Vì vế Động khô và Động nước không thể xem là thành phần chú thích.
Câu 5:
- Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn sai. Vì dấu ngoặc đơn bao giờ cũng đi từng cặp với nhau.
- Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu, đó là phần chú thích
Câu 6: Ví dụ tham khảo:
Dân số thế giới phát triển nhanh chóng (đặc biệt gia tăng nhanh ở các quốc gia đag phát triển) đã gây ra nhiều hậu quả mà nhân loại đang phải đối mặt: thiếu lương thực, thiếu việc làm, tỉ lệ nghèo đói tăng cao, bệnh dịch bùng phát… Nếu con người không nhanh chóng kiểm soát tỉ lệ sinh thì chẳng bao lâu nữa (theo tác giả Thái An trong bài Bài toán dân số): "… mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc". Và hạn chế gia tăng dân số là con đường tồn tại của chính loài người.