Soạn giản lược bài nhân vật giao tiếp
Soạn văn 12 bài nhân vật giao tiếp giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
Hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích là anh Mịch -người nông dân nghèo khổ và lí trưởng -người có chức sắc quyền thế trong làng. Vì vị thế xã hội khác nhau,và vị thế xã hội nầy chi phối các nhân vật trong mọi cử chỉ và hành động.
Vị thế xã hội:
- Anh Mịch - kẻ dưới người bị bắt đi xem đá bóng
- Lí trưởng- kẻ bề trên người thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng
Chính vị thế đó chi phối hai nhân vật trong cử chỉ, lời nói và hành động: Anh Mịch thì giọng nài nỉ, van xin, nhún nhường (con lạy ông, van ông, cắn cỏ con lạy ông,..); trong khi đó ông lí thì hách dịch, quát (xưng hô mày tao, câu lệnh,..)
Câu 2:
Viên đội sếp Tây: vị thế xã hội là người có quyền thế, nghề nghiệp cảnh sát, giới tính là nam, văn hóa kém cỏi vì lời thoại vừa hống hách vừa có thái độ phân biệt chủng tộc.
Nhân vật đám đông: vị thế xã hội thấp, văn hóa cũng thấp nên lời thoại mang tình hiếu kì.
- Chú bé con còn ngây thơ nên chỉ chú ý chi tiết lạ mắt của viên Toàn quền và chỉ nhìn đối tượng ở bên ngoài.
- Chị con gái, tuổi hồn nhiên, thích làm đẹp nên chỉ quan tâm đến trang phục.
- Anh sinh viên là người có trình độ văn hóa, quan tâm đến hoạt động xã hội và chính trị nên nghĩ đến việc làm của viên Toàn quyền.
- Bác cu-li xe vất vả với nghề nghiệp của mình, văn hóa còn thấp nên nhìn đối tượng có liên quan đến chuyện miếng cơm manh áo của mình.
- Nhà nho học vấn uyên thâm nên có cái nhìn sâu sắc: nhìn bên ngoài có thể đánh giá bản chất bên trong của đối tượng.
Như vậy: Lời thoại của nhân vật giao tiếp thường phản ánh trình độ học vấn, văn hóa, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật đó.
Câu 3:
a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình.
Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người - thân mật:
- Bà lão: bác trai, anh ấy, ...
- Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ, ...
b. Sự tương tác về hành động ngôn ngữ giữa các lượt lời:
- Hỏi thăm - cảm ơn
- Đề nghị - lĩnh hội
- Đề nghị - (đồng ý)
c. Đoạn hội thoại cho thấy cách ứng xử của hai nhân vật thân mật nhưng không suồng sã vì tình chất quan trọng của nội dung đề tài và Chị Dậu khi nói chuyện với người trên (người hơn tuổi) thì lễ phép. Văn hóa ứng xử ấy rất đẹp, đáng trân trọng. Họ là những người nông dân giàu tình cảm và trách nhiệm.
Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nhân vật giao tiếp
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài phát biểu tự do
- Soạn giản lược bài viết bài làm văn số 5 nghị luận văn học
- Soạn giản lược bài những đứa con trong gia đình
- Soạn giản lược bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc
- Soạn giản lược bài diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
- Soạn giản lược bài ông già và biển cả
- Soạn giản lược bài rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
- Soạn giản lược bài rừng xà nu
- Soạn giản lược bài phong cách ngôn ngữ hành chính
- Soạn giản lược bài viết bài làm văn số 6
- Soạn giản lược bài vợ chồng A Phủ