Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nhân vật giao tiếp

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nhân vật giao tiếp. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong những vai nào?

  • A. Vai người nói
  • B. Vai người nghe
  • C. Vai người viết
  • D. Vai người đọc
  • E. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Trong giao tiếp dạng nói, vai của các nhân vật giao tiếp có điểm gì khác so với giao tiếp bằng ngôn ngữ?

  • A. Các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.
  • B. Các nhân vật giao tiếp thường đổi vai với nhau.
  • C. Các nhân vật giao tiếp thường đổi vai khi có tín hiệu.
  • D. Các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và có nhịp nghỉ giữa các lượt lời với nhau.

Câu 3: Yếu tố nào chi phối lời nói của người tham gia hoạt động giao tiếp về nội dung và hình thức?

  • A. Vị thế của từng người
  • B. Quan hệ của những người tham gia hoạt động giao tiếp
  • C. Những đặc điểm riêng của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa,...)
  • D. Tất cả các yếu tố trên

Câu 4: Để đạt được hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp cần chú ý điều gì?

  • A. Ngữ cảnh giao tiếp
  • B. Chiến lược giao tiếp
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:

Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

Thị cong cớn:

- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít."

(Kim Lân, Vợ nhặt)

Câu 5: Nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên là ai?

  • A. Nhân vật Tràng
  • B. Thị và mấy cô gái
  • C. Kim Lân
  • D. A và B đúng

Câu 6: Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp có đặc điểm gì chung?

  • A. Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi
  • B. Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghèo đói.
  • C. Nhân vật giao tiếp có quan hệ hoàn toàn xa lạ, sau đó họ dần thân với nhau hơn.
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 7: Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng tới ai?

  • A. Nhân vật Tràng
  • B. Mấy cô gái
  • C. Kim Lân
  • D. Người đọc

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

"Anh Mịch nhăn nhó, nói:

-Lạy ông, ông làm phúc cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.

Ông lí cau mặt lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:

-Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

-Cắn cỏ, con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét co, cả nhà con khổ.

-Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy không được à?

- Đối với ông nghị con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không vợ con con chết đói.

- Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân để quan gắt, tao trình thì rũ tù.

-Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

-Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mà mày không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu."

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Câu 8: Những nhân vật nào tham gia giao tiếp trong đoạn hội thoại trên?

  • A. Anh Mịch, ông nghị, ông lí
  • B. Anh Mịch, ông nghị
  • C. Anh Mịch, ông lí

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải của anh Mịch?

  • A. Đầy tớ nhà ông nghị
  • B. Người dân nghèo hèn
  • C. Gia đình bần nông, có vợ và con nhỏ
  • D. Làm sai nha cho quan lớn

Câu 10: Lượt lời "Cắn cỏ, con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét co, cả nhà con khổ" hướng đến ai?

  • A. Ông nghị
  • B. Ông lí
  • C. Vợ con của anh Mịch
  • D. Người đọc

Câu 11: Thái độ của ông lí thể hiện địa vị xã hội nào?

  • A. Kẻ có chức quyền, đại diện cho tầng lớp thống trị.
  • B. Kẻ có chức nhưng không có quyền.
  • C. Kẻ làm công ăn lương, an phận thủ thường.
  • D. Kẻ bần nông, nghèo khổ, túng quẫn.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

- Cảm ơn cụ nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Cứ nằm đấy, chốc nữa họ lại vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

- Thế phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn."

( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu 12: Những nhân vật nào tham gia cuộc hội thoại?

  • A. Bà lão láng giềng, chị Dậu, chồng chị Dậu
  • B. Bà lão láng giềng, tác giả
  • C. Bà lão láng giềng, chị Dậu

Câu 13: Qua những lời nói trong hội thoại thì quan hệ của chị Dậu với bà lão láng giềng này như thế nào?

  • A. Quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình.
  • B. Quan hệ họ hàng ruột thịt.
  • C. Quan hệ mẹ con.

Câu 14: Chị Dậu và bà lão láng giềng có những điểm gì chung?

  • A. Cùng là những người nông dân nghèo.
  • B. Cùng sống trong một xã hội thối nát, không coi trọng con người.
  • C. Đều là những người phụ nữ tần tảo
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 15: Đoạn hội thoại cho thấy cách ứng xử của hai nhân vật thân mật nhưng không suồng sã vì tình chất quan trọng của nội dung đề tài và chị Dậu khi nói chuyện với người trên (người hơn tuổi) thì lễ phép. Văn hóa ứng xử ấy rất đẹp, đáng trân trọng. Họ là những người nông dân giàu tình cảm và trách nhiệm. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Nhân vật giao tiếp


  • 8 lượt xem