Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Nguyễn Đình Thi

  • A. Ông sinh năm 1924
  • B. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
  • C. Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình.
  • D. Ông từng là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam

Câu 2: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về bài thơ Đất Nước?

  • A. Bài thơ được ghép từ hai bài thơ đó là Sáng mát trong như sáng năm xưa và bài thơ Đêm mít tinh, phần sau được nhà thơ viết vào năm 1955
  • B. Được đưa vào tập thơ Người chiến sĩ
  • C. Bài thơ là những chiêm nghiệm của tác giả về chiều dài lịch sử từ những năm đất nước được hình thành.
  • D. Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.

Câu 3: Địa danh nào sau đây được nhắc đến trong bài thơ?

  • A. Hà Nội
  • B. Huế
  • C. Sài Gòn
  • D. Nha Trang

Câu 4: Bài thơ có thể chia thành mấy phần?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm

Câu 5: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A. Thơ năm chữ
  • B. Thơ bảy chữ
  • C. Thơ lục bát
  • D. Thơ tự do

Câu 6: Cho hai câu thơ

Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ trên?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 7: Thông qua hai câu thơ trên, tác giả muốn diễn tả điều gì?

  • A. Gợi nỗi đau xót xa về một đất nước đau thương, rách xé trong chiến tranh.
  • B. Gợi lên bức tranh về cuộc sống thanh bình, yên ả.
  • C. Gợi lên sự tàn bạo của quân xâm lược
  • D. Gợi lên nỗi đau của những người dân mất nước

Câu 8: Hình tượng về mùa thu được nhắc đến trong bài thơ có nét đặc sắc nào

  • A. gợi nỗi nhớ thu xưa với không khí mát trong, gió thu thổi nhẹ, hương cốm mới.
  • B. Gợi lại nỗi nhớ trong cảnh thu xưa là người giã từ quê hương ra đi kháng chiến.
  • C. Gợi ra một mùa thu đẹp, gợi cảm nhưng có chút buồn hắt hiu, vắng lặng.
  • D. Tất cả đều đúng
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)


  • 62 lượt xem