Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sở trường sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là

  • A. Tùy bút
  • B. Tản văn
  • C. Bút kí
  • D. Truyện ngắn

Câu 2: Để minh chứng có một dòng sông thi ca về sông Hương tác giả đã dẫn ra những nhà thơ nào sau đây?

  • A. Tản Đà – Cao Bá Quát – Nguyễn Khuyến – Tố Hữu
  • B. Tản Đà – Cao Bá Quát – Tú Xương – Tố Hữu
  • C. Tản Đà – Cao Bá Quát – Bà Huyện Thanh Quan – Tố Hữu
  • D. Tản Đà – Cao Bá Quát – Hồ Xuân Hương – Tố Hữu

Câu 3: Đâu không phải là yếu tố tạo nên thành công của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông??

  • A. Vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương.
  • B. Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.
  • C. Tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.
  • D. Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.

Câu 4: Theo tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trong môi trường nào?

  • A. Trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các con thuyền trên dòng sông Hương.
  • B. Trong những hội hè, đình đám của cư dân sống trên dòng sông và dân cư quần tụ đôi bờ sông Hương.
  • C. Trong những sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân đôi bờ Hương Giang.
  • D. Trong những sáng tác của các nghệ sĩ, các bậc tao nhân mặc khách đã từng có lần đến với dòng sông Hương.

Câu 5: Ngay câu mở đầu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương?

  • A. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ.
  • B. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu.
  • C. Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế.
  • D. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế.

Câu 6: Thể loại văn học chủ yếu trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường

  • A. Kí
  • B. Truyện ngắn
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Thơ

Câu 7: Sáng tác nào sau đây của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được trao Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

  • A. Rất nhiều ánh lửa (1980)
  • B. Hoa trái quanh tôi (1995)
  • C. Ngọn núi ảo ảnh (2000)
  • D. Miền gái đẹp (2002)

Câu 8: Dòng nào nêu đúng mạch cấu trúc nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (sách Ngữ văn 12)?

  • A. Văn bản miêu tả dòng sông Hương với những đặc điểm địa lí cụ thể, gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân thành phố Huế.
  • B. Văn bản miêu tả dòng sông Hương ở hai trạng thái cơ bản: mãnh liệt, dữ dội đầy sức mạnh ở thượng lưu và êm đềm, dịu dàng, trầm mặc khi xuôi về đồng bằng và nhất là khi vào thành phố Huế.
  • C. Văn bản miêu tả dòng sông Hương theo suốt dọc thủy trình của nó (lúc ở thượng nguồn, khi xuôi về đồng bằng và ngoại thành Huế, vào thành phố Huế và rời khỏi Huế) đồng thời tái hiện dòng sông trong lịch sử và thi ca của dân tộc.
  • D. Văn bản tái hiện hình ảnh dòng sông Hương từ khởi nguồn của nó cho đến lúc trở thành một dòng sông lớn, gắn bó mật thiết và trở thành một biểu tượng của thành phố Huế.

Câu 9: Nhà thơ nào không được nhắc đến trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? khi tác giả nói về sông Hương như một "dòng thi ca" trong lịch sử văn học dân tộc?

  • A. Tố Hữu
  • B. Cao Bá Quát.
  • C. Huy Cận.
  • D. Tản Đà.

Câu 10: Khi viết về dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc, tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã không nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A. Thế kỉ XVIII, dòng sông Hương soi bóng xuống kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, để rồi thế kỉ XIX, chứng kiến những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp.
  • B. Dòng sông và thành phố Huế nhận được sự cảm thông và động viên, khích lệ của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế trong mùa xuân Mậu Thân 1968.
  • C. Dòng sông là chứng nhân lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • D. Dòng sông đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng nhất trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng thành phố Huế, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 11: Nhân vật chính trong truyện Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A. Dòng Sông Hương
  • B. Cái tôi của tác giả
  • C. Thiên nhiên xứ Huế.
  • D.Con người xứ Huế

Câu 12: Sông Hương đã được tác giả so sánh với hình ảnh nào sau đây?

  • A. Như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại
  • B. Như một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya
  • C. Như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Tác giả đã không dùng hình ảnh nào để diễn tả sông Hương khi đi trong lòng thành phố Huế?

  • A. Chảy lặng lờ
  • B. Ngập ngừng như muốn đi, muốn ở
  • B. Ngập ngừng như muốn đi, muốn ở
  • C. Mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng
  • D. Như sực nhớ lại một điều chưa kịp nói
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông?


Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (P2)
  • 70 lượt xem