Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đàn ghi - ta của Lor - ca (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Đàn ghi - ta của Lor - ca. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lor-ca là người nước nào?

  • A. Pháp
  • B. Mê-hi-cô
  • C. Tây Ban Nha
  • D. Chi-lê

Câu 2: Những yếu tố nào thuộc hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lor-ca ?

  • Hình thức gần gũi với dòng mạch tượng trưng và siêu thực.
  • Cấu trúc bài thơ mang tính chất kết hợp và giao hoà: giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc.
  • c. Hệ thống thi ảnh (cùa Lor-ca và tác giả) đẹp, buồn được viết theo lối sắp đạt.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Phê-dê-ri-cô Ga-xi a Lor-ca là ai ?

  • Là nhà thơ lớn, tài năng sáng chói cùa Tây Ban Nha có năng khiếu thiên bẩm về nhiểu lĩnh vực: thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu.
  • Lor-ca cổ vũ nhân dân đấu tranh chống thế lực áp chế, khởi xướng những cách tân nghệ thuật.
  • c. Tên tuổi của Lor-ca trở thành biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hoá Tây Ban Nha và trên thế giới đấu tranh bảo vệ văn minh nhân loại.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Vì sao Lor-ca lại trở thành biểu tượng nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo ?

  • Vì Lor-ca không còn sống nhưng tên tuổi cùa anh vẫn còn sáng chói.
  • Vì Thanh Thảo xót thương Lor-ca và những cách tân nghệ thuật của anh không ai tiếp tục.
  • c. Vì Lor-ca là người khởi xướng chống lại thế lực độc tài phản động đương thời ở Tây Ban Nha.
  • D. Vì tác giả muốn phục sinh thời khắc bi tráng véề cái chết gây sự chấn động toàn thế giới, vì nhà thơ muốn tỏ lòng ngưỡng mộ, đau xót trước sự ra đi cùa một thiên tài, một khát khao tiến bộ.

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất về mạch cảm xúc chủ đạo của Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lor-ca ?

  • Cảm xúc đối nghịch.
  • Cảm xúc lãng mạn bay bổng.
  • C. Cảm xúc, suy tư đa chiều, vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt.
  • D. Cảm xúc trữ tình lúc dữ dội bi tráng, lúc thiết tha, sâu lắng.

Câu 6: Cấu trúc của thơ theo trường phái tượng trưng, siêu thực có gì đặc biệt ?

  • A. Rời bỏ hình thức thẳng, chuyển sang hình thức nối, hình thức âm thanh.
  • B. Đi vào cấu trúc không gian, không vần, đảo lộng ngữ pháp cổ điển.
  • c. Cấu trúc đối ngẫu, song song, tuyến tính.
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất về kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo ?

  • Giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm.
  • Nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực.
  • Giàu có thi ảnh mang tính biểu tượng.
  • D. Cả A và B.

Câu 8: Hình ảnh Lor-ca dược gợi lên như thế nào qua 6 câu thơ đầu ?

  • A. Mệt mỏi, chán ngán vì thất bại.
  • B. Như một đấu sĩ bò tót hiên ngang.
  • C. Con người tự do và nhà cách tân nghệ thuật mong manh
  • D. Là một tráng sĩ sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn

Câu 9: Những hình ảnh tương phản trong 6 câu thơ đầu gợi liên tưởng điều gì ?

  • Khung cảnh cùa một đấu trường đặc biệt: giữa khát vọng dân chủ, cách tân nghệ thuật với nển chính trị độc tài, nền nghê thuật già nua.
  • Khung cảnh của một đấu trường dữ dội đầy bi tráng.
  • C. Khung cảnh một miền rộng lớn hoang vu trong đó con người thật đơn độc.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Dòng nào nói lên nghệ thuật thể hiện dòng suy tư của Thanh Thảo về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca ?

  • Những hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng.
  • Những hình ảnh tả thực.
  • c. Những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa.
  • D. Điệp từ, hình ảnh tương phản.

Câu 11: Tính cách của nghệ sĩ Lor-ca được nhiều người biết đến qua câu thơ nổi tiếng nào?

  • A. Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn
  • B. Cây đàn chúng tôi trở nên người bạn tâm tình
  • C. Từng phím từng dây thuộc về Tổ quốc
  • D. Đàn theo ta đi tải gạo nuôi quân

Câu 12: Hình ảnh tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy được tạo ra bằng cách sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Hoán dụ
  • B. Nhân hoá
  • C. Ẩn dụ
  • D. So sánh

Câu 13: Các hình ảnh tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh, tiếng ghi ta tròn được tạo ra bằng cách nào?

  • A. Sử dụng phép so sánh
  • B. Sử dụng phép liệt kê
  • C. Sử dụng phép chuyển đổi cảm giác
  • D. Sử dụng phép nhân hoá

Câu 14: Hình ảnh đường chỉ tay là ẩn dụ về điều gì?

  • A. Tài năng nghệ sĩ của Lor-ca
  • B. Số phận, định mệnh nghiệt ngã của Lor-ca
  • C. Tình yêu của Lor-ca
  • D. Sự nghiệp, công danh của Lor-ca
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn 12 bài: Đàn ghi - ta của Lor - ca trang 163 sgk


Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đàn ghi - ta của Lor - ca
  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021