Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Tiếng hát con tàu

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Tiếng hát con tàu. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm sinh của nhà thơ Chế Lan Viên là:

  • A. 1924
  • B. 1920
  • C. 1922
  • D. 1921

Câu 2: Quê hương của nhà thơ thuộc tỉnh nào?

  • A. Quy Nhơn.
  • B. Quảng Trị.
  • C. Thanh Hóa.
  • D. Quảng Bình.

Câu 3: Trong khổ thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

"Con gặp lại nhân dân như nai về suối
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 4: Trong bài thơ Tiếng hát con tàu có câu:

"Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương"

Hiểu như thế nào là đúng nhất về hình ảnh "Mẹ yêu thương" trong hai câu thơ trên?

  • A. Đó là người mẹ Tây Bắc đã nuôi dưỡng nhà thơ khi đau yếu.
  • B. Đó là mẹ của nhà thơ.
  • C. Đó là nhân dân, đất nước.
  • D. Đó là "người mẹ" tượng trưng của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây chính xác về nhà thơ Chế Lan Viên?

  • A. Gây được ấn tượng khá đặc biệt bằng một chất giọng trong sáng mà tha thiết, sâu lắng mà tài hoa.
  • B. Có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh thơ.
  • C. Có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra, đó là giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.
  • D. Có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, đầy lãng mạn.

Câu 5: Hai câu thơ "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" gợi ra những suy tưởng nào sau đây?

  • A. "Đất" mang tâm hồn cố nhân.
  • B. Từ vật chất, thô sơ (đất) đã huyển hóa thành tinh thần, cao quý (tâm hồn).
  • C. "Đất" trở thành một phần tâm hồn ta.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Cử chỉ, hành động nào thật cảm động mà Chế Lan Viên đã nhớ đến khi nghĩ về anh du kích Tây Bắc?

  • A. Đêm rét chung chăn.
  • B. Trao lại chiếc áo nâu một đời vá rách.
  • C. Chia sẻ phần cơm ít ỏi của mình trong những ngày bị địch bao vây.
  • D. Che chắn cho đồng đội khi công đồn.

Câu 7: Hiểu như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng trữ tình mà nhà thơ gọi là "anh" ở hai khổ thơ đầu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên?

  • A. Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.
  • B. Đó chính là nhà thơ.
  • C. Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc.
  • D. Cách phân đôi của chủ thể trữ tình, tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác.

Câu 8: Ý nào sau đây chưa chính xác về hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài thơ?

  • A. Tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 58- 60.
  • B. Nhà thơ Chế Lan Viên không đi được vì đang nằm trên giường bệnh nên ông đã làm bài thơ này để theo con tàu tâm tưởng đến với Tây Bắc
  • C.“Tiếng hát con tàu” in trong tập “Ánh sáng và phù sa” (1960).
  • D. Bài thơ sáng tác nhằm ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Bắc

Câu 9: Bài thơ Tiếng hát con tàu được rút ra từ tập thơ:

  • A. Điêu tàn.
  • B. Ánh sáng và phù sa.
  • C. Những bài thơ đánh giặc.
  • D. Hái theo mùa.

Câu 10: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) là

  • A. Thể hiện lòng biết ơn, tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình.
  • B. Ngợi ca cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960 ở miền Bắc.
  • C. Ngợi ca vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc.
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 11: Ý nào sau đây không chính xác về tiểu sử của Chế Lan Viên?

  • A. Trước Cách mạng, thơ ông thể hiện tư tưởng siêu hình và bế tắc về thế giới và nghệ thuật.
  • B. Mười bảy tuổi đã là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
  • C. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
  • D. Tham gia Cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn.

Câu 12: Thông qua hình ảnh “con tàu”, tác giả thể hiện mong muốn gì?

  • A. Khát vọng chinh phục thiên nhiên.
  • B. Khát vọng được góp sức xây dựng đất nước.
  • C. Khát vọng được trở về với quá khứ tươi đẹp.
  • D. Khát vọng lên đường và niềm mong ước được đến với mọi miền đất nước.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?

  • A. Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.
  • B. Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.
  • C. Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.
  • D. Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.

Câu 14: Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được sáng tác vào thời điểm cụ thể nào sau đây?

  • A. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).
  • B. Trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
  • C. Trong thời kì có cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960.
  • D. Trong thời gian nhà thơ đi thực tế ở Tây Bắc.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Tiếng hát con tàu


  • 8 lượt xem