Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Sóng (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Sóng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thơ Xuân Quỳnh có đặc điểm gì?
- A. Giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân
- B. Nóng hổi tính thời sự, giàu chất suy tư, chất anh hùng ca và chất chính luận
- C. Mang giọng trữ tình riêng giàu chất thế sự, tính nhân dân và đậm hương vị dân tộc
- D. Là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.
Câu 2: Sóng là một tim tòi nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh, hình tượng nghệ thuật ấy được gợi lên từ những yếu tố nào ?
- A. Từ nhan đề.
- B. Nhan đề, âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng cùa bài thơ, hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm.
- C. Hình ảnh sống xuất hiện liên tiếp trong suốt bài thơ.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Vì sao Xuân Quỳnh lại chọn sóng để thể hiện khát vọng về tinh yêu trong trai tim người phụ nữ ?
- A. Vì nhịp điệu của con sóng biến dạt dào, sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm cũng là âm điệu của nỗi lòng đang khao khát tình yêu.
- B. Vì ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu trong tâm hồn người phụ nữ không chịu yên mà đầy biến động khát khao như sóng biển.
- C. Vì các nét trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu đều tương đồng với một đặc tính của sóng.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng gợi liên tưởng đến hình ảnh nào?
- A. Sự phong phú trong tâm hồn người con gái đang yêu
- B. Những sóng gió mà người con gái gặp phải trong tình yêu
- C. Những tình cảm mà người phụ nữ đón nhận được ở người mình yêu
- D. Những ước mong về tình yêu của người phụ nữ
Câu 5: Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ có đặc điểm gì ?
- A. Khi êm dịu khoan thai, khi dồn dập dữ dội, là âm điệu của sóngđược gợi lên từ thể thơ, phương thức ngôn từ, hình ảnh.
- B. Âm điệu dạt dào, sâu lắng rồi bất ngờ sôi nổi mãnh liệt được gợi lên từ hình ảnh sóng ở nhan đề.
- C. Khi êm dịu khoan thai, khi dồn dập dữ dội, là âm điệu của sóng được gợi lên từ thể thơ năm chữ với những dòng thơ không ngắt nhịp.
- D. Khi êm dịu khoan thai, khi dồn dập dữ dội, là âm điệu của sóng được gợi lên từ hình ảnh sóng được lặp lại nhiều lần trong bài thơ.
Câu 6: Sóng và tâm hồn người phụ nữ đang yêu có những nét tương đồng nào ?
- A. Luôn dịu êm và dạt dào sâu lắng.
- B. Lúc êm dịu, lúc sôi nổi mãnh liệt, lúc ồn ào dữ dội.
- C. Luôn ổn ào, sôi nổi với ý chí phải về tới đích.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Xuân Quỳnh muốn thể hiện điều gì ở câu thơ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể?
- A. Vì sông quá chật hẹp, sóng khổng thể ào ạt xô bờ.
- B. Khát vọng về sự lớn lao của sóng là khát vọng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu: dứt khoát giã từ khuổn khổ chật hẹp để tìm đến với miền bao la vô tận.
- C. Chỉ khi ra với miền bao la vô tận, con sóng tâm hồn người phụ nữ đang yêu mới thật sự tìm thấy mình.
- D. Cả B và C.
- E. Cả A và C
Câu 8: Nét tương đồng giữa sóng và tình yêu của tuổi trẻ theo Xuân Quỳnh là gì?
- A. Mãnh liệt và vĩnh hẳng.
- B. Sự vân động không bao giờ ngưng nghỉ
- C. Luôn biến động bất thường.
- D. Kiên trì, miệt mài.Cho khổ thơ sau:
Dữ dội và dịu êm.
Ồn ào và lặng lẽ.
Sông không hiểu nổi mình.
Sóng tìm ra tận bể.
Câu 9: Yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ trên là
- A. Sử dụng những cặp từ đối lập
- B. Sử dụng phép lặp cấu trúc
- C. Sử dụng phép tăng tiến
- D. Sử dụng phép nhân hoá và ẩn dụ
Câu 10: Đặc điểm nào của người con gái khong được nói trong khổ thơ trên?
- A. Bản lĩnh chủ động
- B. Tính kiêu hãnh
- C. Cảm xúc phong phú, nhiều khi trái ngược
- D. Nũng nịu, thích được chiều chuộng
Câu 11: Xuân Quỳnh đã lí giải cội nguồn tính yêu bằng cách nào?
- A. So sánh với các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ đế thấy tình yêu có bước khởi đầu thât cụ thể.
- B. So sánh với các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ để thấy tình yêu cắần có một tác nhân như gió làm nên sóng.
- C. Lí giải bằng trực cảm cùa mình, với lời thú nhận thành thục, hồn nhiên, ý nhị mà sâu sắc: tình yêu vẫn bí ẩn như sóng biển, gió trời, làm sao mà hiểu hết được.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 12: Dòng nào nói đúng nỗi nhớ của sóng dành cho bờ ?
- A. Khắc khoải, da diết trong mọi thời gian, nỗi nhớ chiếm cả tầng sâu, bề rộng.
- B. Nỗi nhớ thường trực trong ý thức và trong cả tiềm thức.
- C. Nỗi nhớ ngự trị mọi thời điểm, choán đầy tâm hồn.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 13: Dòng nào nói đúng nỗi nhớ của em dành cho anh?
- A. Khắc khoải, da diết trong mọi thời gian, nỗi nhớ chiếm cả táầng sâu, bề rộng.
- B. Nỗi nhớ thường trực trong ý thức và trong cả tiềm thức.
- C. Nỗi nhớ ngự trị mọi thời điểm, choán đẩy tâm hồn.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 14: Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của tình yêu đã được thi sĩ Xuân Quỳnh diễn tả độc đáo như thế nào ?
- A. Nỗi nhớ của em đã được so sánh với nỗi nhớ của sóng.
- B. Nhờ cách thể hiện sóng đôi qua 2 hình tượng sóng và em, nỗi nhớ được bộc bạch trực tiếp, được miêu tả với nhiêu sắc thái gợi cảm.
- C. Cách thể hiện sóng đôi khiến mỗi nét trạng thái cùa nổi nhớ đều được trở lại như một điệp khúc, dội lại, cộng hưởng, lan toả.
- D. Cả B và C.
- E. Cả A và C
Câu 15: Với tác giả, nguồn gốc của sóng và của tình yêu đều có đặc điểm gì?
- A. Rõ ràng và dễ hiểu
- B. Cao cả và thiêng liêng
- C. Bình thường và giản dị
- D. Bí ẩn và kì lạ
Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Sóng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Diễn đạt trong văn nghị luận (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Vợ nhặt
- Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Luật thơ
- Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Thực hành về hàm ý (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Phát biểu theo chủ đề
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Rừng xà nu (P3)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Vợ chồng A Phủ (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Vợ nhặt (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: phần Tiếng Việt học kì 2
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đàn ghi - ta của Lor - ca (P2)