Soạn văn bài: Sóng

  • 1 Đánh giá

Sóng là bài thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, thông qua hình tượng "sóng" bài thơ thể hiện nỗi niềm khao khát một tình yêu mãnh liệt và thủy chung của người phụ nữ. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả
a. Cuộc đời

  • Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
  • Quê ở làng La Khê - Hà Đông - Hà Tây
  • Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương: Mẹ mất sớm, không được ở với cha. Có lẽ chính điều này đã tác động rất lớn đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát mái ấm gia đình, thơ bà thì dạt dào cảm xúc yêu thương
  • Ban đầu, Xuân Quỳnh chưa đến sự nghiệp văn chương mà là một diễn viên múa. Bà yêu một người bạn đồng nghiệp sau đó họ chia tay vì không hợp nhau
  • Sau này Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau mặc dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của tất cả gia đình họ
  • Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có cuộc đời đa đoan nhiều lo âu vậy nên bà rất biết quý trọng và nâng niu hạnh phúc gia đình

b. Sự nghiệp

  • Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
  • Tác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa…
  • Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.

2. Tác phẩm

  • Sóng được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu.
  • Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
  • Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào.
  • Bố cục: 3 phần
    • Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
    • Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
    • Còn lại: tình yêu và khát vọng

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 156 SGK) Anh/ chị có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2 (Trang 156 SGK) Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3 (Trang 156 SGK) Giữa sóng và em trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy tự chỉ ra sự tương đồng đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4 (Trang 156 SGK) Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/chị, tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập

Bài tập: (Luyện tập – Trang 157)

Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Sóng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.

=> Xem hướng dẫn giải

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sóng của Xuân Quỳnh

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Sóng (P2)


  • 86 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 12 tập 1