Trắc nghiệm ngữ văn 12: phần các tác phẩm thơ Việt Nam

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 các tác phẩm thơ như Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng... Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của bài thơ Tây Tiến là?

  • A. Thanh Hải
  • B. Nguyễn Khoa Điềm
  • C. Quang Dũng
  • D. Nguyễn Đình Thi

Câu 2: Phong cách thơ Quang Dũng không có đặc điểm nào?

  • A. Vừa hồn nhiên vừa tinh tế
  • B. Mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng
  • C. Đậm chất lãng mạn
  • D. Đậm chất hiện thực

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của Tây Tiến là ?

  • A. Cảm hứng lãng mạn tràn đầy lạc quan, tin tưởng.
  • B. Cảm hứng hiện thực về cuộc chiến đấu đầy gian khổ hi sinh.
  • C. Cảm hứng đối nghịch: tự hào và xót thương, nuối tiếC.
  • D. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.

Câu 4: Lúc đầu tác giả đặt tên cho bài thơ là:

  • A.Tây Tiến
  • B. Nhớ Tây Tiến
  • C. Yêu Tây Tiến
  • D. Tây Tiến ơi!

Câu 5: Qang Dũng đã dùng những thủ pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc?

  • A. Từ láy giàu giá trị tạo hình, nghệ thuật nhân hoá, hình ảnh thơ mộng, gợi nhiều hơn tả.
  • B. Hình ảnh thơ, từ ngữ đẹp gợi cảm, gợi nhiều liên tưởng,
  • C. Sáng tạo những hình ảnh tân kì, táo bạo.
  • D. Xây dựng những hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng, giàu ý nghĩa.

Câu 6: Bài thơ tái hiện những hình tượng nghệ thuật nào?

  • A. Núi rừng miền Tây và quần chúng nhân dân
  • B. Quần chúng nhân dân và người lính Tây Tiến
  • C. Người lính Tây Tiến và những cô gái Hà Nội
  • D. Núi rừng miền Tây và người lính Tây Tiến

Câu 7: Thiên nhiên Tây Bắc trong Tây Tiến của Quang Dũng có đặc điểm gì?

  • A. Bình dị mà nên thơ, dữ dội mà lãng mạn.
  • B. Hùng vĩ, hoang sơ hiểm trờ, dữ dội bí ẩn; bất ngờ hiện ra vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn.
  • C. Kì vĩ, rực rỡ tráng lệ.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Thiên nhiên Tây Bắc có vai trò gì trong bài thơ ?

  • A. Gợi ra nỗi nhớ và hình ảnh đoàn binh Tây Tiến.
  • B. Làm dịu đi những mệt nhọc, vất vả trên đường hành quân của những người lính Tây Tiến.
  • C. Là miền đất lạ, hấp dẫn những người lính trẻ và độc giả.
  • D. Là bức phông nền gợi ra những khó khăn mà người lính Tây Tiến phải trải qua.

Câu 9: Câu thơ nào gợi lên được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, nghĩa tình cùa con người Tây Bắc?

  • A. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
  • B. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
  • C. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
  • D. Cả ý A và B.
  • E. Cả A và C.

Câu 10: Những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông... trong bài thơ không có tác dụng nào sau đây?

  • A. Gợi sự hấp dẫn của xứ lạ, phương xa
  • B. Làm cho khung cảnh nhuốm màu huyền ảo
  • C. Gợi cái hoang dã, bí ẩn, thâm u của rừng miền Tây
  • D. Nói lên sự sỡ hãi của người lính khi đi qua đó

Câu 11: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự tài hoa, trẻ trung của hồn thơ Quang Dũng ?

  • A. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
  • B. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
  • C. Chiều chiều oai linh thác gầm thét
  • D. Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Câu 12: Cụm từ "hồn lau nẻo bến bờ", “hoa đong đưa ” cho thấy điều gì về thiên nhiên Tây Bắc ?

  • A. Cảnh vật và con người Tây Bắc đéu rất gợi cảm.
  • B. Gợi được linh hổn cùa cảnh vật, vẻ đẹp hoang dã mà nên thơ của thiên nhiên Tây BắC.
  • C. Các cô gái Thái đẹp như bông hoa rừng: e ấp, tình tứ.
  • D. Dòng sông Tây Bắc vào mùa lũ dữ dội mà vẫn mang vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn.

Câu 13: Dòng nào nói đúng nhất về hiệu quả nghệ thuật của hai câu thơ: Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/ Có nhớ dáng người trên độc mộc ?

  • A. Gợi lên sự mêng mang, hoang dại, tĩnh lặng và mờ ảo của sông nước Tây BắC.
  • B. Không tả mà chỉ gợi, gợi được cái hồn của cảnh vật, bóng dáng cùa con người Tây BắC.
  • C. Khẳng định nổi nhớ da diết vế người và cảnh sông nước Tây Bắc trong tâm hồn Quang Dũng.
  • D. Cả ý B và C.
  • E. Cả ý A và C

Câu 14: Câu thơ "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A. Đảo ngữ, nhân hoá
  • B. Nhân hoá, ẩn dụ
  • C. Liệt kê, đối lập
  • D. Đảo ngữ, ẩn dụ

Câu 15: Quang Dũng đã dùng thủ pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ hình tượng người lính Tây Tiến?

  • A. Lối nói ẩn dụ khoa trương.
  • B. Hiện thực khắc nghiệt của đời sống chiến trường làm nổi bật chí ý ẩn chứa bên trong tâm hồn.
  • C. Nghệ thuật tương phản.
  • D. Cả B và C.
  • E. Cả A và C.

Câu 16: Quang Dũng nói về sự hi sinh của đồng đội mình bằng cách nào ?

  • A. Từ Hán Việt tăng sự trang trọng, giảm được sự bi thương.
  • B. Những hình ảnh sang trọng trang hoàng cho sự hi sinh cao đẹp cùa đổng đội.
  • C. Nói giảm, nói tránh khiến người lính Tây Tiến sống mãi trong lòng Quang Dũng.
  • D. Phóng đại để phản ánh hiện thực khốc liệt cùa chiến trường.

Câu 17: Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần xả thân cho Tổ quốc của người lính Tây Tiến được thể hiện ở câu thơ nào?

  • A. Rải rác biên cương mồ viễn xứ
  • B. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
  • C. Áo bào thay chiếu anh về đất
  • D. Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Câu 18: Dòng nào nói đầy đủ nhất về phong cách thơ Tố Hữu ?

  • A. Thơ mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi, giọng ân tình thương mến, giàu tính dân tộc.
  • B. Thơ mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi, tràn đầy cảm hứng lãng mạn, giàu tính dân tộc.
  • C. hơ mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi, cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
  • D. Thơ mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi, giàu hình ảnh biểu tượng.

Câu 19: Vì sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị ?

  • A. Luôn nói về cái ta chung của dân tộc bằng giọng thơ ân tình thương mến.
  • B. Luôn hướng vào các sự kiện lịch sử lớn lao của dân tộc, các chặng đường thơ gắn bó song hành với các chặng đường cách mạng của dân tộc.
  • C. Bài thơ của Tố Hữu là tiếng lòng của người chiến sĩ cộng sản, lá cờ đầu cùa thơ ca cách mạng Việt Nam.
  • D. Bài thơ đầu tiên của Tố Hữu là tiếng reo vui của một tâm hồn trẻ tuổi bắt găp lí tưởng của Đảng.

Câu 20: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào ?

  • A. Nội dung thơ là những vấn đề liên quan đến vận mệnh của dân tộc ta.
  • B. Thể thơ (lục bát, thất ngôn), cách nói dân gian và phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
  • C. Nói lên khát vọng cao đẹp, phẩm chất của con người Việt Nam.
  • D. Viết hay về các vùng đất xa xôi của Tổ quốc.

Câu 21: Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ như thế nào ?

  • A. Vừa hiện thực vừa thơ mộng thi vị với những vẻ đẹp đăc trưng độc đáo theo mùa.
  • B. Rộng lớn hoang vu, hiểm trở
  • C. Hoang vắng, hiu hắt.
  • D. Rất đa dạng lúc hiu hắt, lúc rộn ràng tươi tắn.

Câu 22: Dòng nào nói không đúng về đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích?

  • A. Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, kết hợp với lối câu đối đáp trong ca dao dân ca.
  • B. Sử dụng chất liệu văn học và văn hoá dân gian cùng lối nói giàu hình ảnh.
  • C. Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.
  • S. Sáng tạo được nhiều hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu mang tính cách tân hiện đại rõ nét.

Câu 23: Con người Việt Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ có đặc điểm gì?

  • A. Cẩn cù, khéo léo và thuỷ chung nghĩa tình,
  • B. Mạnh mẽ, phóng khoáng, hồn hậu.
  • C. Người lao động giản dị mà giàu khát vọng.
  • D. Trẻ trung, gan góc, thuỷchung với cách mạng.

Câu 24: Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình không hoài niệm điều gì?

  • A. Cảnh vật thiên nhiên của chiến khu Việt Bắc
  • B. Cảnh sinh hoạt của con người Việt Bắc
  • C. Các hoạt động kháng chiến
  • D. Những người thân và kỉ niệm thời thơ ấu

Câu 25: Việt Bắc là bài thơ đậm đà tính dán tộc bởi những yếu tố nào ?

  • A. Phát huy thế mạnh cùa thơ lục bát, cấu tứ của ca dao, nhạc điệu của tiếng Việt, phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.
  • B. Giai điệu trữ tình nghe tha thiết ngọt ngào như âm hưởngcùa lời ru.
  • C. Nhịp thơ uyển chuyển cân xứng hài hoà, dễ thuộc, dễ nhớ.
  • D. Sử dụng sáng tạo đại từ Ta - Mình đưa người đọc vào không gian cùa kỉ niệm ân tình.

Câu 26: Dòng nào nói đúng về thành công đặc sắc của Việt Bắc ?

  • A. Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng hình thức nghê thuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hổn mỗi con người Việt Nam.
  • B. Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng hình thức vừa cổ điển vừa hiện đại.
  • C. Cảm hứng lãng mạn và âm hường sử thi đã tạo được những hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ.
  • D. Nội dung chính trị được thể hiện bằng hình thức thơ truyền thống khiến bài thơ có vẻ đẹp hiên đại, mới mẻ mà vẫn gần gũi thân thuộc.

Câu 27: Quê hương của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là

  • A. Quảng Trị
  • B. Thừa Thiên Huế
  • C. Nghệ An
  • D. Hà Tĩnh

Câu 28: Trong đoạn trích, tác giả không nêu lên cảm nhận về đất nước ở khía cạnh nào?

  • A. Địa lí, lịch sử
  • B. Văn hoá, văn học
  • C. Khoa học, công nghệ
  • D. Tâm hồn, lối sống

Câu 29: Nội dung chính của đoạn trích Đất Nước là gì ?

  • A. Định nghĩa vể một Đất Nước giản dị, gần gũi và rất sinh động, gợi cảm.
  • B. Cảm nhận và lí giải về sự hình thành Đất Nước.
  • C. Cảm nhận vê Đất Nước từ phương diện địa lí, lịch sử.
  • D. Là phát hiện mới mẻ, vô cùng sâu sắc của tác giả về những danh lam thắng cảnh trên khắp Đất Nước.

Câu 30: Ý nào nói không đúng đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích?

  • A. Sử dụng nhiều chất liệu dân gian
  • B. Sử dụng thể thơ tự do và rất ít vần, thậm chí có chỗ không vần
  • C. Có sự kết hợp chính luận với trữ tình, suy tưởng với cảm xúc
  • D. Khai triển cảm xúc xung quanh câu chuyện về cuộc đời tác giả

Câu 31: Nhận xét nào phù hợp với bố cục của Đất nước ?

  • A. Phần một, tác giả cảm nhân về Đất Nước trên phương diện địa lí, lịch sử; phần hai, tác giả đã làm nổi bật tư tưởng: Đất nước cùa nhân dân.
  • B. Phần một là định nghĩa về Đất Nước - một Đất Nước gần gũi ờ bên ta, trong ta; phần hai khẳng định những con người vô danh làm ra Đất Nước.
  • C. Phần một, tác giả làm rõ Đất Nưóc là sự kết hợp của hai thành tố đất và nước; phần hai khẳng định Đất Nước hình thành và phát triển cùng với lịch sử chống giăc ngoại xâm của dân tộc.
  • D. Phần một, Đất Nước được cảm nhận trong sự thống nhất cùa nhiéu phương diện; phần hai chú ý tới những phương diện quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Câu 32: Phần một của Đất Nước đã đề cập đến những nội dung cụ thể nào ?

  • A. Đất Nước gần gũi, thân thuộc được cảm nhận qua những gì hết sức đơn sơ.
  • B. Đất Nước được cảm nhận qua phương diện địa lí, lịch sử, không gian và thời gian,
  • C. Lời nhắn nhù tự nhủ chân thành, tha thiết vể trách nhiệm và bổn phận của thế hệ mình đối với Đất Nước.
  • D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 33: Câu thơ nào không sử dụng chất liệu dân gian để xây dựng hình ảnh?

  • A. Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
  • B. Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
  • C. Cha mẹ thương nhau abừng gừng cay muối mặn
  • D. Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Câu 34: Phần hai của Đất Nước đã đề cập đến những nội dung cụ thể nào ?

  • A. Khẳng định công lao to lớn của những con người bình dị vô danh đối với đất nước,
  • B. Nhấn mạnh, làm nổi bât tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”: Đất Nước là kết tinh bao công sức, khát vọng cùa Nhân dân - những con người bình dị vô danh.
  • C. Làm sáng lên quan niệm: Đất Nước không thuộc về các vĩ nhân, các triểu đại.
  • D. Khẳng định giá trị tinh thán của những danh lam thắng cảnh ssối với Đất Nước.

Câu 35: Từ "bới" trong câu "Tóc mẹ thì bới sau đầu" đồng nghĩa với từ nào sau đây?

  • A. tết
  • B. cặp
  • C. buộc
  • D. búi

Câu 36: Đất Nước được cảm nhận qua nhũng gì đơn sơ là một Đất Nước như thế nào ?

  • A. Đất Nước lớn lao, thiêng liêng.
  • B. Đất Nước kì vĩ, rực rỡ, tráng lệ.
  • C. Đất Nước thân thuộc, gần gũi mà rất đỗi thiêng liêng.
  • D. Đất Nước gần gũi nhỏ bé, đơn sơ.

Câu 37: Trong đoạn thơ từ đầu đến ... nhớ ngày giỗ Tổ, đất nước được tác giả cảm nhận như nào?

  • A. Là sự thống nhất các phương diện văn hoá, truyền thống, phong tục
  • B. Là sự thống nhất giữa cái hàng ngày và cái vĩnh hằng
  • C. Là sự thống nhất giữa đời sống mỗi cá nhân và cộng đồng
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 38: Theo tác giả, ai "đã làm ra Đất Nước"?

  • A. Những người anh hùng
  • B. Những người "con gái, con trai", "giống ta lứa tuổi"
  • C. Những người dân có tên "Ông Đốc", "Ông Trang"
  • D. Những cặp vợ chồng yêu nhau

Câu 39: Lịch sử lâu đời của Đất Nước ta đã được Nguyễn Khoa Điềm gợi lên bằng cách nào ?

  • A. Nhắc đến các sự kiên lịch sử lừng lẫy.
  • B. Gợi nhớ các địa danh đã gắn liền với những chiến công chống giậc ngoại xâm.
  • C. Nhắc đến các truyền thuyết lịch sử, cùng với nền văn minh sông Hổng với những phọng tục tập quán có từ ngàn đời.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 40: Câu Dạy anh biết "yêu em từ thuở trong nôi" nói về phương diện nào trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam?

  • A. Quý trọng tình nghĩa
  • B. Say đắm trong tình yêu
  • C. Đa sầu, đa cảm trong cuộc sống
  • D. Thuỷ chung trong cuộc sống
Xem đáp án
  • 28 lượt xem