Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Chiếc thuyền ngoài xa (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Chiếc thuyền ngoài xa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở tòa án, khi chánh án Đẩu nhắc tới thằng Phác, người đàn bà hàng chài đã có phản ứng thế nào?

  • A. bật khóc khi nghe chánh án Đẩu nhắc tới thằng con.
  • B. bật dậy, chạy ra khỏi tòa án.
  • C. chỉ im lặng, cúi đầu và không nói gì.
  • D. phản ứng mạnh mẽ với vị chánh án.

Câu 2: Hình ảnh cuối cùng kết thúc truyện là hình ảnh nào?

  • A. Hình ảnh người đàn bà vùng biển bước ra khỏi tấm ảnh

    B. Hình ảnh gia đình hàng chài

    C. Màu hồng hồng của ánh sương mai

  • D. Hình ảnh bức tranh vẽ cảnh chiếc thuyền ngoài xa

Câu 3: Điền tiếp từ còn thiếu vào dấu ba chấm trong câu văn sau:"một vẻ đẹp thực đơn giản và...khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt vào"

  • A. cuốn hút
  • B. toàn bích
  • C. kì thú
  • D. sống động

Câu 4: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm nào?

  • A. 1990
  • B. 1987
  • C. 1983
  • D. 1985

Câu 5: Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án, thái độ của chánh án Đẩu thế nào?

  • A. Thương xót và thông cảm
  • B. Tức giận và thất vọng
  • C. Nghiêm nghị và đầy suy nghĩ
  • D. Dửng dưng và không quan tâm

Câu 6: Thông tin nào sau đây về Nguyễn Minh Châu là chưa chính xác?

  • A. Xuất thân trong một gia đình nông dân.
  • B. Vào bộ đội khi đang học dở cấp bA.
  • C. Là nhà văn thành công chủ yếu ở thể loại truyện ngắn và thơ.
  • D. Năm 2000 ông được tặng giải thưởng hồ chí minh về văn học nghệ thuật.

Câu 7: Nguyễn Minh Châu là nhà văn thuộc thế hệ nào?

  • A.Trưởng thành từ trước cách mạng.
  • B. Trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • C. Trưởng thành trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
  • D. Trưởng thành từ sau năm 1975.

Câu 8: Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ra tại

  • A. Nghệ An
  • B. Hà Tĩnh
  • C. Quảng Bình
  • D. Thanh Hoá

Câu 9: Cuộc đời nhân vật “người vợ” có những đặc điểm gì?

  • A. Chỉ tòan khổ nhục, không có chút gì vui vẻ.
  • B. Chưa bao giờ vợ chồng con cái sống hòa thuận vui vẻ.
  • C. Cũng có lúc vui, nhất là lúc ngồi nhìn đàn con được ăn no.
  • D. Vui nhất là lúc được chồng đối xử ân cần.

Câu 10: Chi tiết nào sau đây chưa chính xác về nhân vật “người chồng” ?

  • A. Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền.
  • B. Khuôn ngực trần, vạm vỡ cháy nắng.
  • C. Mái tóc vuốt ngược, rẽ ra hai bên.
  • D. Hai con mắt đầy vẽ độc dữ.

Câu 11: Thằng Phác tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền điều gì?

  • A. Nó sẽ khiến ông bố của nó phải khổ sở.
  • B. Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh.
  • C. Nó sẽ không bao giờ tha thứ cho bố nó.
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 12: Nguyên do nào mà người vợ đã khước từ lời của vị chánh án khuyên chị li hôn chồng để không bị đánh đập?

  • A. Vì người vợ vẫn còn rất yêu chồng.
  • B. Vì người vợ cần phải có một người đàn ông để chèo chống làm ăn nuôi nấng đàn con nhỏ.
  • C. Vì người vợ cảm thấy cần phải có một người đàn ông cho đỡ cô đơn.
  • D. Vì người chồng hăm dọa không cho li dị.

Câu 13: Tại sao người đàn bà lại nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu?

  • A. gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba.
  • B. chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con.
  • C. trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ.
  • D. tất cả đều đúng

Câu 14: Xây dựng nhân vật người vợ, nhà văn chú ý tô đậm nhất phương diện nào sau đây?

  • A. Sự cần cù, chăm chỉ.
  • B. Sự hi sinh, bao dung, nhân hậu.
  • C. Sự nhẫn nhục, cam chịu.
  • D. Đức thủy chung.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Chiếc thuyền ngoài xa


Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Chiếc thuyền ngoài xa (P2)
  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021