Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Thuốc (Lỗ Tấn)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Thuốc Lỗ Tấn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện có ý nghĩa gì?
- A. là tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng.
- B. là thực phẩm mà người dân trung hoa vẫn ăn hằng ngày.
- C. gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong.
- D. tất cả đều đúng
Câu 2: Vì sao sau nhiều nghề nhưng sau cùng Lỗ Tấn đã chọn nghề viết văn?
- A. Vì muốn nhanh chóng có tên tuổi.
- B. Vì muốn kiếm được thật nhiều tiền của.
- C. Vì Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.
- D. Vì đam mê nghệ thuật
Câu 3: Sáng tác văn chương của Lỗ Tấn nhằm mục đích:
- A. Yêu nước, thương dân; bốn lần đổi nghề vì mong muốn cứu nước, cứu dân.
- B. Sáng tác mang tính giải trí,, kiếm sống bằng nghề viết
- C. Để phanh phui những căn bệnh của quốc dân và tìm phương cứu chữa.
- D. Kiếm tiền trả nợ.
Câu 4: Bút danh Lỗ Tấn của tác giả có nghĩa là
- A. Vì dân
- B. Thương dân
- C. Đi nhanh lên
- D. Bước về tương lai
Câu 5: Tác phẩm “Thuốc” ra đời năm nào? Gắn với phong trào gì?
- A. Năm 1920 - Cách mạng Tân Hợi.
- B. Năm 1919 - Phong trào Ngũ Tứ.
- C. Phong trào khởi nghĩa nông dân.
- D. Phong trào bãi công của công nhân.
Câu 6: Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề gì?
- A. Khai mỏ.
- B. Hàng hải
- C. Thuốc
- D. cả ba phương án trên
Câu 7: Tựa đề “Thuốc” có ý nghĩa gì?
- A. Đó là thứ thuốc độc giết người.
- B. Nhà văn vạch trần sự mê muội, lạc hậu của quần chúng khi tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ khỏi bệnh lao.
- C. Phải tìm một thứ thuốc để chữa bệnh tinh thần (lạc hậu về mặt chính trị) của quần chúng.
- D. Phát minh ra một loại thuốc mới, có ý nghĩa với con người.
Câu 8: Qua tác phẩm “Thuốc”, em thấy ngòi bút Lỗ Tấn thiên về bút pháp nào?
- A. Bút pháp hiện thực
- B. Bút pháp lãng mạn
- C. Trào phúng
- D. Hiện thực và lãng mạn
Câu 9: Trong tác phẩm “Thuốc”, hình ảnh nào mang tính biểu tượng tượng trưng?
- A.Thuốc
- B. Bánh bao
- C. Vòng hoa trên mộ Hạ Du.
- D. Con đường mòn nhỏ hẹp
Câu 10: Lỗ Tấn là một cây bút nổi bật với phong cách
- A. Sôi nổi, chân thành
- B. Lạnh lùng, tỉnh táo nhưng dung dị, trầm lắng, sâu sắc.
- C. Thâm trầm, kín đáo, đầy chất trữ tình, lãng mạn.
- D. Châm biếm, đả kích.
Câu 11: Nguyện vọng học nghề thuốc của Lỗ Tấn bắt đầu từ:
- A. Ước mơ lúc còn ấu thơ.
- B. Bố qua đời vì không có thuốc chữa.
- C. Bị gia đình ép buộc.
- D. Theo thị hiếu của mọi người.
Câu 12: Hình ảnh con đường mòn trong nghĩa địa có ý nghĩa:
- A. Số người bị chết chém hoặc chết tù cũng nhiều như số người bị chết vì nghèo đói. Một con số gợi lên thực trạng xã hội vừa đen tối lại vừa tàn bạo của đất nước Trung Hoa cũ.
- B. Con đường mòn không chỉ là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình của lòng người, của những định kiến xã hội. Đó là sự ngăn cách giữa quần chúng và những người làm cách mạng.
- C. Không hề có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng hi sinh vì đất nước với những kẻ trộm cắp, giết người. Vô hình trung, những chiến sĩ cách mạng cũng bị xem là “giặc”.
- D. Tất cả đều đúng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đàn ghi - ta của Lor - ca (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nhân vật giao tiếp
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đò lèn
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Thuốc (Lỗ Tấn)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Tuyên ngôn đọc lập (Phần một: Tác giả)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Chiếc thuyền ngoài xa (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: phần các tác phẩm thơ Việt Nam
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Vợ chồng A Phủ (P2)