Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Vợ nhặt

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Vợ nhặt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Anh Tràng nhặt được vợ sau khi:

  • A. Gặp gỡ và tìm hiểu nhiều lần
  • B. Tìm hiểu kĩ nguồn gốc, lai lịch
  • C. Gặp gỡ 2 lần với mấy câu bông đùa
  • D. Bà cụ Tứ làm mối cho con trai mình

Câu 2: Đối với người phụ nữ lạ là "vợ nhặt" của con, bà cụ Tứ có thái độ

  • A. lạnh lùng.
  • B. khinh bỉ.
  • C. cảm thông, chấp nhận bằng sự thương xót.
  • D. xua đuổi, không chấp nhận.

Câu 3: Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” ở cuối truyện có ý nghĩa gì?

  • A. Hiện lên sự tang tóc, đói nghèo trong những năm chiến tranh
  • B. Hiện lên sự nghèo túng của làng quê nơi Tràng sinh sống
  • C. cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng.
  • D. Hiện lên sự vùng lên kháng chiến của nhân dân

Câu 4: Đề tài của truyện ngắn Vợ nhặt là

  • A. viết về người dân lao động sau Cách mạng tháng Tám.
  • B. viết về người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
  • C. viết về số phận của người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam.
  • D. viết về đời sống nông dân trong xã hội cũ.

Câu 5: Dòng nào sau đây diễn đạt không đúng tâm trạng bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân)?

  • A. Ngỡ ngàng và lo âu.
  • B. Sung sướng và mãn nguyện.
  • C. Mừng vui và tủi hờn.
  • D. Lo âu và hi vọng.

Câu 6: Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là hình ảnh

  • A. tiếng trống thúc thuế dồn dập, xoáy vào nỗi tuyệt vọng của mọi người.
  • B. đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời.
  • C. bữa cháo cám chát đắng, nghẹn ứ trong cổ và nỗi tủi hờn hiện ra trên nét mặt mọi người.
  • D. đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới vẫn ám ảnh trong óc Tràng.

Câu 7: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành

  • A. sau khi hòa bình lập lại (1954)
  • B. sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945)
  • C. trước Cách mạng tháng Tám (1941)
  • D. năm 1962.

Câu 8: Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?

  • A. Sung sướng.
  • B. Hoảng sợ.
  • C. Ngỡ ngàng.
  • D. Lo lắng.

Câu 9: Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là

  • A. cười.
  • B. nói luôn miệng.
  • C. hát khe khẽ.
  • D. mắt sáng lên lấp lánh.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây không chính xác về nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân?

  • A. Đối với Tràng, có vợ là bước ngoặt của cả cuộc đời: sống quan tâm hơn, lo lắng đến gia đình hơn.
  • B. Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch.
  • C. Tràng là người suy tính kĩ càng, cân nhắc thiệt hơn mọi việc rồi mới làm.
  • D. Lấy vợ chẳng phải vì tình, chỉ là “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà Tràng coi thường người vợ của mình.

Câu 11: Kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, so với các tác phẩm viết về số phận người dân lao động của các nhà văn hiện thực 1930 - 1945

  • A. tiến bộ hơn ở chỗ: nhân vật tuy vẫn đang ở trong hiện thực đói khát, trong tiếng trống thúc thuế dồn dập nhưng ở họ đã hướng niềm tin đổi đời về cách mạng.
  • B. khác nhau ở chỗ: người lao động cuối cùng đã tự giải thoát được cho mình thoát khỏi hiện thực đói khát.
  • C. tiến bộ hơn ở chỗ: người lao động đã phản kháng bằng cách đoàn kết, chung sức với nhau để lật nhào ách áp bức của phong kiến, địa chủ.
  • D. đều giống nhau ở chỗ: số phận người lao động đều rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.

Câu 12: Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ "nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này". Vì sao?

  • A. Vì bà sống trong niềm vui choáng ngợp.
  • B. Vì bà hạnh phúc quá lớn khi còn mình được có vợ.
  • C. Vì bà cố vui để cho hai con được vui.
  • D. Vì bà cụ Tứ vốn tính tình vui vẻ.

Câu 13: Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài nào?

  • A. Đời sống của người trí thức nghèo.
  • B. Đời sống người nông dân nghèo.
  • C. Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê.
  • D. Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.

Câu 14: Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

  • A. Chỉ sự liên tiếp.
  • B. Chỉ một đồ vật trong nhà.
  • C. Không có ý nghĩa gì
  • D. Chỉ một con vật ngoài biển.

Câu 15: Ý nghĩa nhan đề vợ nhặt là

  • A. thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945
  • B. bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
  • C. Thể hiện sự khốn cùng của hoàn cảnh, thân phận con người bị rẻ rúng trong những năm tháng đói kém
  • D. Tất cả đều đúng
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Vợ nhặt


Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Vợ nhặt (P2)
  • 196 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021