Soạn giản lược bài về luân lí xã hội ở nước ta

1 lượt xem

Soạn văn 11 bài về luân lí xã hội ở nước ta giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Cấu trúc đoạn trích gồm ba phần:
    • Phần đầu: từ đầu...Cái chủ ý bình thiên hạ đã mất đi từ lâu rồi -> Khẳng định nhà nước ta không có luân lí xã hội
    • Phần hai: Tiếp...Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có cũng là vì thế -> Thực trạng đen tối của xã hội khi không có luân lí
    • Phần ba: Còn lại -> Truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam
  • Chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Đề cao tư tưởng đoàn thể (vì sự tiến bộ, tương lai tươi sáng của đất nước)

Câu 2:

Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã lựa chọn cách vào đề một cách trực tiếp, không vòng vo: khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội

Câu 3;

  • Cụ thể là:
    • Bên Âu Châu, bên Pháp: Người ta ý thức sâu sắc về nghĩa vụ, mối quan hệ giữa người với người; dân chủ, tiến bộ, quyết đấu tranh tới cùng vì quyền lợi của con người

Dẫn chứng: "Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế..."; "Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe"

    • Bên ta: Không biết được nghĩa vụ của mình, không biết tự do dân chủ, không biết đấu tranh vì quyền lợi của cá nhân, thờ ơ, bàng quan giữa người với người

Dẫn chứng: "Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình"

Câu 4:

Nguyên nhân:

  • Bọn học trò trong nước ham quyền tước, vinh hoa của các triều vua mà giả dối, nịnh hót, chỉ biết vua mà không biết dân
  • Kiếm cách dựng nên pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân để giữ túi tham đầy mãi, địa vị được giữ vững

Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế là những kẻ ăn trên ngồi chốc, tham lam, đốn mạt, ra sức vơ vét, nhũng nhiễu dân thường; ông gọi đó là lũ ăn cướp có giấy phép

Câu 5:

Nhận xét:

Tác giả đã kết hợp nhuẫn nhuyễn, khéo lẽo giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận trong đoạn trích.

  • Tạo ra sự linh hoạt trong giọng điệu nghị luận, tác giả không chỉ thể hiện quan điểm của mình bằng lí trí mà còn bằng tình cảm
  • Tăng sức thuyết phục cho bài nghị luận

Phàn luyện tập

Câu 1:

  • Hoàn cảnh sáng tác: Phan Châu Trinh là người chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới dân tộc nên luôn nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc.
  • Tâm trạng: Tác giả căm tức, phẫn nộ trước chính quyền thối nát, không chăm lo đến đời sống nhân dân, lại vừa xen xót xa khi dân mình không sống vì nhau và lo lắng cho tương lai của đất nước.

Câu 2:

Cảm nhận:

  • Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng yêu nước, căm phẫn chế độ quan lại sâu mọt, xót xa trước những con người đau khổ trong xã hội.
  • Luôn mong muốn dân mình gắn bó, nêu cao tinh thần đoàn kết tập thể, cộng đồng.

=> Ông là người có tầm nhìn xa trông rộng: Muốn đất nước phát triển thì phải truyền bá tư tưởng chủ nghĩa xã hội để dân mình đấu tranh giành độc lập, hạnh phúc.

Câu 3:

Ý nghĩa thời sự trong chủ trương của tác giả:

  • Cảnh báo và lo lắng khi đất nước vẫn còn bè lũ tham quan, đục nước hại dân. Cần phải loại trừ những kẻ bán nước hại dân.
  • Lo lắng trước sự chậm tiến, phát triển của đất nước.
  • Nêu cao tinh thần tập thể, thức tỉnh đoàn kết cộng đồng.

Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Về luân lí xã hội ở nước ta
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội